5 cách giảm đau viêm chân răng đơn giản và hiệu quả

Viêm chân răng hay còn gọi là viêm quanh răng và viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhất, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng hàng loạt ở khá nhiều người bệnh. Một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh lý này là cảm giác đau nhức răng dai dẳng và dữ dội. Bài viết này chia sẻ với bạn 5 cách giảm đau viêm chân răng tại nhà nhiều người rỉ tai nhau. Đọc để biết thực hư hiệu quả của chúng, bạn nhé!

Bạn đang đọc: 5 cách giảm đau viêm chân răng đơn giản và hiệu quả

1. Tổng quan về viêm chân răng

Viêm chân răng là tình trạng viêm các tổ chức xung quanh răng, phát sinh từ việc vệ sinh răng miệng kém. Ngoài vệ sinh răng miệng kém, viêm chân răng còn có thể là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, suy giảm miễn dịch, mang thai, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường,…

Chúng ta có thể nhận biết bệnh lý viêm chân răng qua những biểu hiện sau: Cao răng xuất hiện ở cổ răng; lợi sưng, chảy máu khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng, nói chuyện, chảy mủ khi bị đè/ấn; hôi miệng; răng đau dữ dội và dai dẳng hoặc xuất hiện dị cảm khi ăn nhai; răng thưa;…

Trước khi làm tiêu xương ổ răng và rụng răng, viêm chân răng phát triển qua 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (viêm lợi): Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho cao răng xuất hiện. Sự tồn tại của cao răng kích thích lợi, làm lợi viêm.

– Giai đoạn 2 (viêm chân răng): Viêm lợi không được điều trị triệt để diễn biến sang viêm chân răng.

5 cách giảm đau viêm chân răng đơn giản và hiệu quả

Lợi chảy máu là triệu chứng phổ biến của bệnh lý viêm chân răng

2. Phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm đau viêm chân răng

“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” – Làm thế nào để chúng ta có thể chống chọi được với nỗi đau lớn thứ hai của nhân loại? Chúng ta có thể áp dụng 5 cách sau:

2.1. Giảm đau viêm chân răng bằng nước cốt chanh

Không chỉ hỗ trợ giảm đau răng tốt, nước cốt chanh còn có tác dụng loại bỏ mùi hôi miệng. Ngoài ra, lượng Vitamin C dồi dào trong nước cốt chanh có khả năng tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương của cơ thể nói chung và của răng miệng nói riêng.

Chuẩn bị: Vắt lấy nước cốt của một quả chanh. Thêm 1 ít muối biển vào nước cốt chanh rồi khuấy đều.

Cách sử dụng: Thoa trực tiếp dung dịch thu được lên vùng chân răng bị đau. Súc miệng lại với nước sau 2 – 3 phút. Thực hiện 2 – 3 lần một tuần (không làm nhiều hơn, bởi acid trong nước chanh có thể bào mòn men răng).

2.2. Muối

Có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, súc miệng nước muối đều đặn giúp giảm đau, giảm sưng, hạn chế tổn thương lan tỏa do viêm chân răng. Ngay cả khi không bị viêm chân răng, súc miệng nước muối cũng giúp chúng ta loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa sớm bệnh lý này.

Chuẩn bị: Hòa 2g muối biển vào 150ml nước sôi để nguội.

Cách sử dụng: Sử dụng dung dịch thu được để súc miệng trong vài giây rồi nhổ ra. Sau đó tiếp tục ngậm 1 ngụm dung dịch nữa trong 1 phút rồi nhổ ra và súc miệng lại bằng nước. Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần một ngày, sau khi đánh răng.

Tìm hiểu thêm: Độ tuổi dễ mắc ung thư thực quản

5 cách giảm đau viêm chân răng đơn giản và hiệu quả

Súc miệng nước muối giúp giảm đau, giảm sưng, hạn chế tổn thương lan tỏa do viêm chân răng

2.3. Tỏi

Chứa nhiều Allicin hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên, vì thế mà tỏi có khả năng giảm đau, giảm sưng, chống viêm lan tỏa hiệu quả. Ngoài Allicin, tỏi còn dồi dào i ốt, tinh dầu selenium và các chất chống oxy hóa – đây đều là các chất diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ.

Chuẩn bị: Bóc vỏ và rửa sạch một vài tép tỏi rồi giã nát chúng với một vài hạt muối biển.

Cách sử dụng: Đắp hỗn hợp tỏi – muối lên vùng chân răng bị viêm, giữ như vậy khoảng 10 – 15 phút rồi súc miệng với nước sạch. Tần suất giảm đau bằng tỏi hợp lý cũng là 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Để loại bỏ mùi tỏi sau khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể ăn sữa chua hoặc uống 1 chén trà.

2.4. Giảm đau viêm chân răng bằng cam thảo

Hàm lượng Acid Glucuronic dồi dào trong tỏi có khả năng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm. Ngoài ra, trong cam thảo còn chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao khác như Neo-liquiritin, Isoliquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritin, Glycyrrhizin…. Sử dụng cam thảo để giảm đau răng từ lâu đã là một phương pháp phổ biến.

– Cách sử dụng cam thảo thứ nhất:

Chuẩn bị: Sắc 3 – 5g cam thảo khô đã rửa sạch với 500ml nước trong khoảng 5 phút.

Cách sử dụng: Uống nước sắc cam thảo nhiều lần trong ngày. Trước khi uống nên ngậm 1 lúc để nước ngấm vào tổ chức viêm.

– Cách sử dụng cảm thảo thứ hai:

Chuẩn bị: Rửa sạch vài lát cam thảo tươi.

Cách sử dụng: Ngậm cam thảo tại vị trí viêm chân răng trong vài giây rồi nhai từ từ. Sau đó, nuốt phần nước còn bỏ phần bã.

2.5. Mật ong

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số hại khuẩn khoang miệng, từ đó giảm đau răng do viêm chân răng hiệu quả.

5 cách giảm đau viêm chân răng đơn giản và hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ đẻ thường có bị rộng ra không? Thay đổi của âm đạo sau sinh

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn

Cách sử dụng:

– Ngày 1: Vệ sinh răng miệng xong thì thoa mật ong lên vùng chân răng bị viêm. Giữ mật ong ở đó khoảng 15 phút rồi dùng nước sạch súc miệng lại. Thực hiện 3 lần/ngày.

– Ngày 2: Vệ sinh răng miệng xong thì súc miệng 5 – 7 phút bằng dung dịch mật ong – cốt chanh – nước ấm. Tần suất thực hiện là một ngày 3 lần.

– Ngày 3: Làm như ngày 2.

Các phương pháp trên có hiệu quả như lời đồn? Sử dụng nước cốt chanh, muối, tỏi, cam thảo và mật ong là những phương pháp giảm đau răng hiệu quả. Tuy nhiên, chúng chỉ là phương pháp tạm thời đẩy lùi một triệu chứng của bệnh lý viêm chân răng. Thực tế, bệnh lý viêm chân răng vẫn tồn tại ở đó, vẫn liên tục làm tổn thương các tổ chức xung quanh răng. Để giải quyết triệt để viêm chân răng, cũng là để giải quyết triệt để những đau đớn do bệnh lý này gây ra, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được chuyên gia nha khoa thăm khám và điều trị.

Phía trên là thông tin tổng quát về viêm chân răng và 5 phương pháp giảm đau răng vì viêm chân răng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Hy vọng rằng với chúng, bạn sẽ biết phải làm gì khi những dấu hiệu viêm chân răng xuất hiện. Nếu còn vấn đề chưa hiểu, liên hệ Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *