Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

Bất kỳ hiện tượng chảy máu trong thai kỳ đều khiến mẹ bầu lo sợ, vậy đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng?

Bạn đang đọc: Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

Có đến 1/3 các trường hợp mẹ bầu mang thai bị chảy máu nhưng không có dấu hiệu đau bụng hay ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn luôn khuyến cáo mẹ bầu cần phải thận trọng về những tai biến sản khoa có thể xảy ra khi xuất hiện những dấu hiệu chảy máu trong thai kỳ. Đặc biệt cho dù mẹ bầu mang thai ra máu nhưng không đau bụng cũng không được chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng.

Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

Trứng đã làm tổ trong buồng tử cung

Việc mang thai ra máu nhưng không đau bụng có thế xuất hiện ngay từ tháng đầu tiên bạn có thai, tuy nhiên chị em không nên quá lo lắng vì hầu hết đây chỉ là biểu hiện của máu báo cho biết trứng đã làm tổ trong buồng tử cung thành công. Ban đầu, trứng được thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai, phôi thai di chuyển từ buồng trứng tới tử cung để tìm vị trí thích hợp cấy vào thành tử cung. Quá trình này có thể khiến một số mẹ bầu ra một chút máu nâu hoặc phớt đỏ lẫn dịch nhầy. Hiện tượng này sẽ hoàn toàn biến mất sau 1-2 ngày nên các mẹ bầu không cần phải lo lắng.

Thay đổi nội tiết

Cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ có sự thay đổi các hoocmon nội tiết. Đôi khi những phản ứng hóa học bất thường có thể gây ra những hiện tượng chảy máu âm đạo nhưng sau một thời gian ngắn khi cơ thể đã bắt đầu thích như với sự có mặt của các hoocmon thì hiện tượng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

Mẹ bầu bị ra máu có thể là do thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Quan hệ tình dục

Khi mang thai các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng nên lựa chọn những tư thế quan hệ an toàn, giảm tần suất quan hệ và không nên sử dụng những động tác kích thích mạnh. Bởi vì những điều này có thể gây đau hoặc chảy máu cho mẹ bầu. Thời gian đầu mới mang thai và những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần cẩn thận trong việc quan hệ để tránh gây kích thích tử cung ảnh hưởng đến thai nhi.

>> Tìm hiểu: Quan hệ khi mang thai nên hay không?

Bị viêm nhiễm vùng kín

Trong thời gian mang thai, khá nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ. Nguyên nhân được xác định là do sự thay đổi của tuyến nội tiết gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm.

Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu

Tìm hiểu thêm: 4 phương pháp kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

Quan hệ tình dục khi mang thai cũng có thể gây chảy máu

Ảnh hưởng sau mỗi lần thăm khám thai

Nhiều trường hợp mẹ bầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng mỏ vịt để khám hoặc ở những tháng cuối của thai kỳ sau khi được khám âm đạo (bác sĩ đưa tay vào trong âm đạo kiểm tra tử cung đã mở chưa, mở bao nhiêu phân) khi đó bạn sẽ thấy xuất hiện một chút máu. Một phần là do mẹ bầu có cảm giác lo sợ khiến tử cung co thắt, bác sĩ khó thao tác chính xác nên có thể gây chảy máu ở bộ phận sinh dục của mẹ bầu.

Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?

>>>>>Xem thêm: Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường thai sản trọn gói

Các trường hợp chảy máu trên thông thường mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, vì lượng máu chảy thưởng khá ít, không gây đau đớn. Tuy nhiên cũng có trường hợp mang thai ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu hoặc thai nhi đang gặp nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, tụ máu màng đệm, bong nhau thai… Mẹ bầu có thể vừa bị ra máu, vừa bị đau bụng âm ỉ, chuột rút hoặc đau đầu, choáng váng. Khi có những dấu hiệu này, chị em cần nhanh chóng đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ có thể mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích, nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề mang thai và vượt cạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Tin liên quan

  • Đau bụng dưới bên trái ở nữ có nguy hiểm không
  • Đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ đang mang thai có nguy hiểm không
  • Bị đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh gì

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *