Thống kê chỉ ra tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ngày càng tăng nhưng nhiều chị em lại chủ quan cho rằng chúng không gây nên những hậu quả nghiêm trọng hay trực tiếp ảnh hưởng sức khỏe đặc biệt là khả năng sinh sản của bản thân.
Bạn đang đọc: Điểm mặt những bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ
1. Những bệnh phụ khoa dễ khiến chị em mất đi “thiên chức” làm mẹ
U xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng,… là những bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em.
Hiện nay tỷ lệ chị em mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đang ngày càng tăng cao
Những bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây nên những biến chứng, ảnh hưởng đến buồng trứng, gây tắc vòi trứng, khiến trứng không thể ra ngoài gặp tinh trùng, noãn sinh trưởng bất thường, dẫn tới khả năng vô sinh hiếm muộn.
Hoặc nếu có thai thì những bệnh phụ khoa có thể khiến cho bào thai không bám chắc, dễ sảy thai, sinh non. Trong số các ca vô sinh hiếm muộn thì tắc vòi trứng chiếm tỷ lệ khá cao. Vòi trứng bị tắc khiến cho trứng đã thụ tinh không thể di chuyển qua vòi trứng về tử cung làm tổ, dễ dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
Bệnh phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em
2. Bệnh phụ khoa cần phát hiện và xử trí sớm
Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, thiên chức làm mẹ của chị em. Chị Phương Linh kết hôn đã 2 năm chưa có con. Vì lo lắng anh chị đi khám thì được biết chị bị tắc vòi trứng đã ở mức độ nặng. Nguyên nhân được xác định là do chị bị viêm âm đạo tái đi tái lại nhiều lần không chữa trị dứt điểm khiến mầm bệnh lan sâu trong cơ quan sinh sản. Vòi trứng đã tắc mức độ nặng nên phải cắt bỏ hoàn toàn và để có con vợ chồng anh chị phải thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản. Chị Linh tuyệt vọng khi nghe bác sĩ thông báo kết quả kiểm tra, chị chia sẻ “Mình cứ nghĩ bị ngứa vùng kín, với ra nhiều khí hư cũng chỉ là bình thường, vệ sinh sạch sẽ là được, cũng không ngờ vì chủ quan mà mất đi khả năng làm mẹ.”
Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ xong bị hôi miệng phải xử lý thế nào?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ được rất nhiều chị em tin tưởng để thăm khám và điều trị bệnh
Bác sĩ Lương Thị Thanh Bình (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc) chia sẻ: “Vùng kín của chị em có cấu tạo mở, thường xuyên tiết dịch ẩm ướt lại nằm ở vị trí gần cơ quan bài tiết, đây là môi trường dễ bị tác nhân có hại xâm nhập gây viêm nhiễm, nếu chị em không chủ động thăm khám và xử trí sớm đều có thể ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản, từ đó mà ảnh hưởng sức khỏe chung của cơ thể và có thể gây tình trạng vô sinh hiếm muộn. Vậy nên để chủ động bảo vệ sức khỏe, ngay khi có dấu hiệu bất thường của các triệu chứng bệnh phụ khoa như ngứa âm đạo, khí hư nhiều, có mùi lạ, đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường,… nên đi khám phụ khoa sớm kịp thời điều trị thích hợp cũng như được tư vấn cách sinh hoạt khoa học.”
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu cần làm gì khi khám thai tuần thứ 12?
Quá trình thăm khám khép kín, nhanh chóng và hiệu quả chắc chắn sẽ khiến chị em hài lòng khi đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Để xử trí hiệu quả, an toàn bệnh phụ khoa, bên cạnh việc chủ động phòng ngừa, chị em nên chọn cho mình một địa chỉ y tế thật sự tin cậy để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa được đông đảo chị em tin chọn. Tại đây, quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa trong và ngoài nước nhiều năm kinh nghiệm, đã từng làm việc lại những bệnh viện hàng đầu trong nước và Quốc tế. Quá trình thăm khám và điều trị phụ khoa diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, và an toàn. Với không gian bệnh viện sang trọng, sự phục vụ tận tâm chu đáo của các y bác sĩ tại đây chắc chắn sẽ khiến cho chị em hài lòng trong suốt quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
Để bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, chị em hãy thực hiện khám phụ khoa định kỳ và đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề sức khỏe sinh sản hoặc đặt lịch thăm khám, chị em hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được hỗ trợ
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.