Răng hàm sâu nặng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi không chỉ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay!
Bạn đang đọc: Răng hàm sâu nặng – Biến chứng nguy hiểm, cần điều trị kịp thời
1. Dấu hiệu răng sâu nặng
Sâu răng hàm là tình trạng các tổ chức của răng bị vi khuẩn có hại tấn công, tạo thành các lỗ, chấm đen trên bề mặt răng. Bệnh diễn tiến thành từng giai đoạn, tương ứng với mức độ lớn, sâu của các vệt đen trên bề mặt răng. Khi lỗi sâu to dần kéo theo những cơn đau nhức không ngừng nghỉ thì cảnh báo răng hàm đang bị sâu nặng.
Ngoài ra, mọi người cũng có thể nhận biết răng hàm sâu nặng thông qua các dấu hiệu sau:
– Răng nhạy cảm, ê buốt, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm có nhiệt độ quá thấp, quá cao hay quá cay nóng…
– Cảm giác đau nhói, có khi đau thành từng cơn khi ăn nhai hoặc khi vệ sinh răng miệng.
– Răng suy yếu, lực nhai giảm sút khiến thức ăn khó được nghiền nhỏ trước khi tiêu hóa.
– Hôi miệng, hơi thở có mùi nồng, khó chịu khiến người đối diện cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với bạn.
– Răng mất đi màu trắng tự nhiên, ngả sang màu vàng và xỉn nặng.
– Lợi quanh răng dễ bị kích ứng, có thể sưng tấy, đỏ và dễ chảy máu.
– Có thể xuất hiện các túi mủ, dịch bất thường ở vùng nướu và chân răng.
– Có hiện tượng nứt, vỡ răng nếu tình trạng sâu diễn ra quá nghiêm trọng mà không được xử trí.
Ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở răng hàm và các răng khác, mọi người cần đi khám ngay để được các bác sĩ điều trị kịp thời bằng các phương pháp khoa học.
Răng sâu càng nghiêm trọng thì vùng thương tổn càng lớn và có thể ảnh hưởng tới tủy răng
2. Biến chứng răng sâu nặng
Răng hàm sâu nặng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm nha chu: Nướu răng bị viêm nhiễm nặng, gây sưng tấy, chảy máu và mất liên kết với răng, khiến răng không còn được bao bọc.
– Viêm tủy răng: Cấu trúc răng bị phá vỡ nghiêm trọng khiến buồng tủy bị lộ ra, gây viêm tủy. Răng bị viêm tủy còn được gọi là răng “chết” do không được nuôi dưỡng và không còn cảm giác dẫn truyền bởi hệ thống dây thần kinh trong tủy răng.
– Áp xe quanh răng: Vi khuẩn tấn công tác tổ chức quanh răng, tạo nên các ổ mủ. Đó là xác của bạch cầu khi phải “gồng lên” để chống viêm nhiễm và xác vi khuẩn, hòa cùng với dịch của cơ thể.
– Mất răng: Sâu răng nặng khiến tủy răng bị tổn thương, chân răng suy yếu thì nguy cơ mất răng, rụng răng là rất lớn. Vị trí răng bị rụng nếu không được xử trí có thể dẫn tới tiêu xương hàm hoặc khiến các răng khác bị xô lệch về khoảng trống.
– Bệnh hô hấp: Vi khuẩn sâu răng phát triển quá mức, tấn công tới sức khỏe vùng vòm họng và có thể là tác nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở vòm họng như viêm amidan, ung thư vòm họng…
– Bệnh tiêu hóa: Răng hàm có chức năng ăn nhai chính nhưng khi bị sâu, khả năng nghiền nhỏ thức ăn bị giảm dẫn tới dạ dày phải hoạt động quá sức, dễ bị đau và rối loạn tiêu hóa.
– Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn sâu răng tấn công quá mức và xâm nhập vào mạch máu có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết.
Răng bị sâu nặng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây viêm nha chu, viêm tủy răng, mất răng…
3. Điều trị răng hàm sâu nặng
3.1. Chân răng còn tốt
Nếu chân răng vẫn còn khỏe, chưa bị tổn thương thì các bác sĩ có thể điều trị sâu răng bằng các phương pháp sau:
– Hàn trám: Loại bỏ tổ chức răng hoặc tủy răng bị tổn thương do sâu răng, sau đó tiến hành trám bít khoảng trống của răng bằng các vật liệu đặc biệt. Các chất liệu này rất đa dạng, có màu sắc tự nhiên như răng thật và có độ bền chắc vượt trội. Chất hàn trám thường bền tới vài năm và có khả năng giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn tấn công và làm tổn thương các tổ chức răng khác.
– Bọc răng sứ: Nếu tổ chức răng bị phá hủy lớn, không thể điều trị bằng việc hàn trám thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ. Bọc sứ có thể cải thiện cả về chức năng lẫn thẩm mỹ cho răng nhờ chất liệu mão sứ chắc chắn, màu sắc tự nhiên. Mão sứ thường được thiết kế với kiểu dáng, màu sắc tương tự như răng thật.
– Điều trị viêm nha chu: Trong trường hợp sâu răng dẫn tới viêm nha chu, bác sĩ sẽ điều trị viêm nhiễm, cấy ghép vạt lợi để đảm bảo lợi có sự liên kết với thân và chân răng, giúp bảo vệ răng tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Khám thai 5 tuần tuổi biết được những thông tin gì về thai nhi?
Hàn trám răng hàm sâu nặng nhưng chân răng vẫn còn khỏe
3.2. Chân răng suy yếu
Nếu chân răng quá yếu, điều trị bằng việc hàn trám, bọc sứ ngược lại có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bằng việc nhổ bỏ răng sâu và trồng phục hình.
Nhổ bỏ răng sâu để loại bỏ các ổ vi khuẩn lớn có thể tấn công các răng khác trong cung hàm. Tuy nhiên, nếu chỉ nhổ răng thì mọi người có thể sẽ gặp phải tình trạng tiêu xương hàm hoặc xô lệch răng. Vì vậy, chỉ định trồng răng là thực sự cần thiết lúc này, để đảm bảo khả năng ăn uống của mọi người và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Trồng răng Implant, bắc cầu răng sứ… có thể là các phương pháp được áp dụng để phục hình cho mọi người. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng, nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa.
>>>>>Xem thêm: Ưu nhược điểm của phương pháp sinh con thuận tự nhiên
Phục hình implant là một trong những giải pháp thường được áp dụng để khắc phục răng sâu dẫn đến mất răng
Cần thăm khám nha khoa thường xuyên trong và sau khi điều trị sâu răng để bác sĩ có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe và xử trí kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng cần vệ sinh răng miệng đúng cách và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác.
Răng hàm sâu nặng là tình trạng nguy hiểm, đáng báo động bởi có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của hàm răng lẫn thẩm mỹ khuôn mặt. Vì vậy, mọi người cần thăm khám sớm và điều trị răng sâu kịp thời để giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển nặng làm ảnh hưởng tới sức khỏe hàm răng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.