Trám răng bằng composite là gì, có bền không?

Composite là vật liệu hàn trám răng được lựa chọn hàng đầu hiện nay trong việc khắc phục tình trạng răng sâu, răng nứt vỡ nhẹ. Cùng tìm hiểu vật liệu trám răng bằng composite là gì, ưu, nhược điểm của vật liệu ngay trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Trám răng bằng composite là gì, có bền không?

1. Tìm hiểu về vật liệu Composite

Hàn răng là kỹ thuật sử dụng một loại vật liệu để bổ sung vào phần mô răng bị khuyết giúp khôi phục chức năng và thẩm mỹ răng. Các vật liệu để hàn răng hiện nay có thể tồn tại lâu trên bề mặt răng, chịu lực nhau vượt trội và thường không ảnh hưởng tới sức khỏe hàm răng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu được ứng dụng để hàn trám cho răng như Amalgam, GIC cement, kim loại…. Tuy nhiên, Composite là vật liệu thường được sử dụng phổ biến nhất  trong lĩnh vực nha khoa từ những năm 90 của thế kỳ trước cho tới hiện tại và được chứng minh là chất liệu trám mang nhiều ưu điểm vượt trội.

Composite hàn trám răng hay là một loại nhựa tổng hợp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong nha khoa, composite được dùng để làm chất hàn trám cho răng. Composite được cấu tạo từ các nguyên liệu đặc biệt là:

– Bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA)

– Urethane dimethacrylate (UDMA)

– Semi-crystalline polyceram (PEX)

– Silica

Trám răng bằng composite là gì, có bền không?

Composite là một loại nhựa tổng hợp được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa để hàn trám răng

Chất trám này có màu sắc trắng tự nhiên, gần tương tự như màu của răng thật. Chúng là vật liệu quan trọng trong việc thay thế các mô răng thật bị mất do sâu, nứt vỡ…

2.1. Ưu điểm

– Tính thẩm mỹ cao: Màu sắc của vật liệu tương tự như men răng thật, vì vậy khi hàn trám tạo nên sự liên kết với răng, không gây mất thẩm mỹ răng miệng. Đồng thời, loại vật liệu này có thể dễ dàng tạo hình theo phần răng bị khuyết.

– Chịu lực tốt: Composite được đánh giá là vật liệu có thể chịu lực ăn nhai lớn, nên răng sau khi hàn trám vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật khỏe mạnh. Đồng thời, nguy cơ nứt vỡ, sứt mẻ chất trám cũng rất ít và chúng thường bám chắc vào bề mặt của răng.

– An toàn với nướu: Vật liệu này không tham gia vào các phản ứng hóa học trong môi trường khoang miệng miệng, không gây ra tình trạng kích ứng, dị ứng… nên được đánh giá cao về tính thân thiện, an toàn với sức khỏe.

– Không xâm lấn tủy răng: Chất trám được gắn cố định lên vùng răng bị khuyết, không xâm lấn hay làm tổn thương tới các cấu trúc trong răng như men răng, tủy răng… Trong trường hợp viêm tủy nặng, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định điều trị tủy và hàn trám để bảo toàn các mô lành khác.

Tìm hiểu thêm: Gói tầm soát ung thư vú của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

Trám răng bằng composite là gì, có bền không?

Trám răng bằng composite phục hình cả chức năng lẫn thẩm mỹ của răng

2.2. Nhược điểm

– Chi phí cao: Đây là loại vật liệu an toàn, ưu việt nên có giá thành cao hơn nhiều so với các chất trám răng khác.

– Dễ đổi màu: Trong trường hợp người bệnh không tuân thủ chế độ vệ sinh và chăm sóc răng khoa học, miếng trám composite có thể ngà màu, gây mất thẩm mỹ cho răng.

3. Trám răng bằng Composite có bền không?

Như đã nói, chất trám composite được đánh giá cao trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai của răng. Không những thế, composite còn là vật liệu được đánh giá là có độ bền vượt trội. Theo các chuyên gia, trám răng bằng composite có thể bền lên tới hơn 3 năm. Đặc biệt, nếu mọi người xây dựng một chế độ vệ sinh và chăm sóc răng khoa học, tuổi thọ của miếng trám có thể kéo dài hơn.

Vì vậy, sau khi hàn răng, các bác sĩ luôn nêu cao tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách.

Ngoài ra, chất trám răng có bền hay không cũng phụ thuộc vào kỹ thuật phục hình của bác sĩ. Gắn chất trám đúng vị trí, khít với thân răng sẽ làm giảm tình trạng bong tróc, giảm nguy cơ thức ăn bị đọng lại ở các kẽ răng khiến vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh lý.

4. Quy trình hàn trám răng

Hàn trám răng bằng composite tuy khá phổ biến trong nha khoa nhưng không phải là kỹ thuật đơn giản vì có thể ảnh hưởng tới cấu trúc răng. Vì vậy, quy trình hàn trám cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, tại cơ sở y tế trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết và hiện đại.

Bước 1: Khám và tư vấn

Bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng để xác định mức độ tổn thương của răng miệng. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử trí phù hợp đối với từng người. Tùy tình trạng tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng vật liệu trám nào, lượng chất trám là bao nhiêu…

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Khâu vệ sinh đóng vai trò quan trọng để giúp loại bỏ tác nhân có thể gây viêm nhiễm trong quá trình hàn trám. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng, sau đó loại bỏ cao răng, mảng bám ở kẽ răng.

Bước 3: Làm sạch lỗ sâu

Các vùng tổn thương do sâu răng cần được làm sạch để loại bỏ hết các ổ vi khuẩn gây bệnh và hạn chế lây lan sang các cấu trúc răng khác.

Bước 4: Tạo hình chất trám

Sau khi làm sạch hố răng, bác sĩ tạo hình xoang trám với kích thước phù hợp để trám vào vùng răng bị khuyết. Chất trám được gắn cố định trên răng để đảm bảo không gây xê dịch, giúp mọi người có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Bước 5: Đánh bóng miếng trám

Đánh bóng để làm tròn và nhẵn bề mặt miếng trám, tránh gây trầy xước lợi cho mọi người và mang lại cảm giác thoải mái nhất.

Bước 6: Tái khám

Sau khi hoàn tất quá trình hàn trám, bác sĩ sẽ tư vấn mọi người cách vệ sinh và chăm sóc răng khoa học. Đồng thời, mọi người cần tuân thủ lịch hẹn khám của bác sĩ để lấy cao răng thường xuyên và kiểm soát sức khỏe răng miệng.

Trám răng bằng composite là gì, có bền không?

>>>>>Xem thêm: Chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền, có cao không?

Hàn trám răng là quy trình đòi hỏi kỹ thuật cao nên cần được thực hiện tại nha khoa uy tín

Nhìn chung, trám răng bằng composite có thể phục hình chức năng và thẩm mỹ cho răng hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì độ bền đẹp của chất trám cũng như tuổi thọ của răng thì việc sinh hoạt và vệ sinh răng miệng khoa học là không thể thiếu. Ngoài ra, mọi người cần thăm khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *