Dán sứ veneer là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc phục hình và cải thiện chức năng răng. Nhờ đó mà mọi người sở hữu hàm răng chắc khỏe, sáng bóng, đều đẹp và nụ cười tự nhiên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào gặp vấn đề khiếm khuyết về răng cũng đều sử dụng được phương pháp này. Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Những trường hợp phù hợp với dán sứ veneer
1. Dán sứ veneer là gì?
Dán sứ là kĩ thuật sử dụng mặt sứ có độ dày khoảng 0.3-0.5mm với màu sắc tự nhiên như răng thật và gắn trực tiếp lên bề mặt răng. Vì tỷ lệ mài răng cực kỳ bé nên mô răng được bảo tồn tối đa, không ảnh hưởng đến sự sống của tủy răng. Phương pháp này chỉ can thiệp mặt ngoài nên không gây ra sự xáo trộn hay cảm giác khó chịu. Đây là phương pháp thẩm mỹ nha khoa đang được áp dụng rộng rãi.
Vật liệu chế tác có thể được làm từ sứ hoặc từ vật liệu composite nhựa. Lớp vỏ veneer giúp răng thay đổi màu sắc, hình dáng, kích thước hoặc chiều dài của răng hiện tại.
Tuy nhiên, mặt dán sứ veneer được ưa chuộng hơn vì một số lý do sau:
– Khả năng chống bám bẩn tốt hơn chất liệu nhựa, bảo vệ răng ít bị ố màu
– Tuổi thọ của mặt dán sứ veneer cao hơn, có thể kéo dài 10–15 năm
– Màu sắc hài hòa, tự nhiên và dễ đồng màu với răng thật
Dán sứ veneer là phương pháp cải thiện thẩm mỹ hàm răng.
Dán sứ veneer có những ưu điểm vượt trội như sau :
– Có tính thẩm mỹ cao: Phương pháp này khắc phục được tình trạng răng bị ố vàng.
– Hạn chế tối đa việc mài răng: Tỷ lệ mài răng cực kỳ bé.
– Tủy răng không bị xâm lấn: Tỷ lệ mài răng ít hoặc thâm chí là không cần mài giúp hạn chế xâm lấn và làm tổn thương tới các mô răng. Ngoài ra, giảm thiểu cảm giác ê buốt, khó chịu trong quá trình thực hiện.
– Thời gian phục hình nhanh chóng: Chỉ mất từ 1-2 tuần sau khi thực hiện dán sứ là có thể sở hữu hàm răng đều, đẹp và nụ cười tự tin rạng ngời.
– Độ bền cao: Miếng dán Veneer có độ bền cao, tuổi thọ có thể kéo dài từ 10-15 năm và được bảo hành.
– Chức năng ăn nhai của người dùng không bị ảnh hưởng: Phương pháp này chỉ tác động lên mặt ngoài của răng nên việc ăn uống mỗi ngày không bị ăn hưởng nhiều.
2. Dán sứ veneer dành cho đối tượng nào?
Do đặc trưng mài răng ít hoặc không mài răng nên phương pháp này không phải ai cũng phù hợp.
2.1. Đối tượng có thể dán sứ
– Chân răng ngắn, răng bị mòn cạnh.
– Răng có khuyết điểm bị thưa, hở ở mức độ nhẹ.
– Có sứt mẻ nhẹ ở răng do chấn thương.
– Răng đều đặn nhưng ố vàng và đã tẩy trắng nhưng không hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư gan là gì, tại sao cần tầm soát
Dán sứ veneer cải thiện tình trạng răng ố màu, răng ngả vàng
2.2. Đối tượng không nên dán sứ
– Mắc bệnh lý viêm nha chu, viêm tủy răng…Người dán sứ cần phải đảm bảo sức khỏe răng miệng để quy trình dán sứ diễn ra một cách an toàn.
– Răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn nặng: Đây là những trường hợp răng gặp khuyết điểm nghiêm trọng. Khi đó, phương pháp chỉnh nha có thể được sử dụng là phẫu thuật chỉnh hàm, niềng răng…
– Có răng sâu hoặc từng chữa tủy (răng chết).
– Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ vì nếu dán sứ sẽ dễ gây mòn, nứt, vỡ răng…
3. Chăm sóc răng sau khi dán sứ như thế nào?
Sau khi dán sứ, việc chăm sóc răng miệng khoa học không chỉ góp phần nâng cao độ bền cho răng sứ mà đồng thời còn tránh được những bệnh lý về răng miệng. Dưới đây là một số lưu ý trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng khi dán sứ:
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường sử dụng các thực phẩm như rau cử tươi xanh, trái cây tươi. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ hay có tính axit cao để hạn chế làm tổn thương men răng. Dừng các thói quen hút thuốc, uống rượu bia, cắn móng tay, nghiến răng… để bảo vệ mặt dán sứ được lâu bền.
– Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng khoa học, đều đặn mỗi ngày bằng việc chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng. Đừng quên vệ sinh đồng thời cả mặt lưỡi để làm sạch tối đa các khu vực trong khoang miệng. Bên cạnh đó việc súc miệng thường xuyên có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý, đặc biệt là viêm nha chu và hôi miệng.
– Thực hiện duy trì thăm khám định kỳ giúp đảm bảo được độ bền trong quá trình sử dụng mặt dán sứ veneer.
4. Quy trình dán sứ veneer
Dán sứ veneer là kỹ thuật đòi hỏi sự phức tạp nên cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên môn cao theo quy trình an toàn:
Bước 1: Thăm khám răng miệng để xác định mức độ phù hợp với phương pháp dán sứ. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị các bệnh lý nha khoa trước khi thực hiện dán sứ để đảm bảo an toàn trong quá trình dán sứ.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh răng miệng để giữ vệ sinh khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn có hại tấn công, gây viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Gây tê giảm cảm giác khó chịu và mài răng với kích thước đã được xác định sẵn để chuẩn bị cho công đoạn gắn răng sứ.
Bước 4: Lấy dấu hàm, chế tác hình dáng răng sứ với kiểu dáng, kích thước, màu sắc, kích cỡ… phù hợp với đặc trưng răng của từng người.
Bước 5: Thực hiện gắn răng sứ lên trên mão răng thật và cố định vĩnh viễn bằng keo dán nha khoa chuyên dụng. Tiếp đó, bác sĩ tiến hành vệ sinh lại răng miệng một lần nữa để kết thúc quá trình dán sứ.
Bước 6: Hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc răng miệng hằng ngày, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm soát chất lượng, tuổi thọ của mặt dán sứ.
Sau khi dán sứ, một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp phải như răng trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ sớm mất đi.
>>>>>Xem thêm: Khám u tuyến giáp ở đâu?
Bác sĩ tiến hành thăm khám và thực hiện dán sứ tại nha khoa với hệ thống trang thiết bị hiện đại
Khoa Răng hàm mặt- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc Với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, luôn tận tình và nhẹ nhàng với bệnh nhân tự hào là một chuyên khoa uy tín và thực hiện hàng ngàn ca dán răng sứ thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.