Lợi trùm là một tình trạng răng miệng không mong muốn, gây cản trở quá trình mọc răng và trong một số trường hợp có thể làm người bệnh bị đau đớn, khó chịu và gây biến chứng không mong muốn. Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh để đi khám nha khoa sẽ giúp phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp, đem lại hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: Viêm lợi trùm có mủ: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
1. Bệnh lý viêm lợi trùm
1.1 Lợi trùm và viêm lợi trùm
Lợi trùm là tình trạng có một phần lợi bao phủ trên toàn bộ hoặc 1 phần bề mặt răng. Như bình thường, khi răng mọc phần lợi này sẽ tiêu biến dần dần, nhưng một số trường hợp phần lợi này không tiêu đi mà che phủ và cản trở răng mọc lên. Về lâu dài khi răng bắt đầu trồi lên, đẩy một phần nướu tạo nên khoảng trống dưới lợi. Trong trường hợp này, nếu người bị không chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận, rất có thể sẽ dẫn đến viêm và sưng phần nướu này.
Lợi trùm điển hình
Viêm lợi trùm hầu như được biết đến là một dạng bệnh lý liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển của răng khôn. Thông thường dù đã có phần nướu bên trên nhưng phần răng khôn còn lại chưa mọc hết vẫn sẽ tiếp tục trồi lên và đâm vào phần lợi này, gây nên cảm giác khó chịu và tình trạng sưng tấy cho người mắc phải.
Thông thường, nếu không bị vi khuẩn tấn công, phần lợi trùm này sẽ tự phục hồi sau 3-4 ngày. Nhưng nếu làm sạch răng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, tấn công vào phần lợi đang bị tổn thương này và gây nên tình trạng viêm nhiễm, gây đau nhức kéo dài, thậm chí làm người bệnh bị sốt.
1.2 Viêm lợi trùm có mủ
Viêm lợi trùm có mủ là giai đoạn nặng hơn của bệnh, lúc này sự nhiễm trùng do vi khuẩn đã khiến nướu hình thành bọc mủ, khiến sưng tấy các mô quanh thân và chân răng. Nguyên nhân của tình trạng này là do những mẩu thức ăn thừa bị kẹt lại ở phần lợi trùm bị viêm và trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn làm tổ và xâm nhập vào nướu thông qua các tổn thương tại vị trí răng khôn đâm vào. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công lan rộng tới những phần mô xung quanh. Từ đó, dẫn tới phá hủy những mô này, gây tổn hại đến răng lân cận và xấu nhất là phá hủy cả xương hàm.
2. Những dấu hiệu cho thấy bị viêm lợi trùm răng khôn có mủ
Dưới đây là một số dấu hiệu tiêu biểu giúp bạn phân biệt giữa sưng lợi thông thường do mọc răng khôn với viêm lợi trùm có mủ:
– Lợi sưng đỏ: Phần lợi trùm lên phần răng khôn chưa mọc hết bị sưng phồng và tấy đỏ. Khi ấn vào vị trí lợi này người bệnh sẽ thấy đau đớn, có thể chảy nước và mủ có mùi hôi.
– Đau răng: Đối với tình trạng bị viêm có mủ, người bệnh sẽ cảm nhận thấy những cơn đau nhức ở răng. Cảm giác đau này sẽ kéo dài, thậm chí chỉ nuốt nước bọt hay há miệng đều có thể gây đau điếng. Phần lợi này khi bị viêm nhiễm nặng sẽ có khả năng gây viêm cho cả vùng quanh thân răng và hàm.
– Sốt và nổi hạch: Tình trạng viêm lợi trùm khi có xuất hiện mủ thường đã viêm nhiễm nặng và khiến người bệnh có thể bị sốt. Phần góc hàm tại vị trí đó có thể bị sưng và xuất hiện hạch ở cổ.
– Chảy nước miếng: lợi trùm bị viêm và sưng to gây căng tức và sẽ khiến bạn khó có thể khép miệng như bình thường. Do đó khi đi ngủ, người bệnh có thể sẽ thấy xuất hiện tình trạng chảy nước miếng với mùi hôi khó chịu.
3. Phương pháp điều trị lợi trùm bị viêm đúng đắn và hiệu quả
Tùy tình trạng viêm của lợi mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị riêng. Dưới đây là những phương pháp phổ biến và hiệu quả thường được nha sĩ sử dụng để điều trị lợi trùm viêm
3.1 Điều trị viêm lợi trùm với kháng sinh
Khi tới thăm khám trong trường hợp lợi trùm bị sưng viêm, tấy đỏ, các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện sát trùng ổ viêm nhiễm. Sau đó, nha sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng và chấm dứt tình trạng viêm. Khi lợi trùm có mủ tiêu viêm và đã ổn định hơn, bác sĩ mới có thể có thể điều trị lợi trùm bị viêm triệt để.
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?
Kháng sinh sẽ được kê đối với tình trạng viêm tủy nhẹ
Thông thường người bệnh sẽ được kê kháng sinh trong khoảng 5 – 7 ngày, sau thời gian đó phần lợi trùm bị viêm sẽ dần ổn định. Tuy nhiên đây được coi là một phương pháp giải quyết tạm thời tình trạng viêm lợi chứ không thể điều trị dứt điểm và viêm lợi có nguy cơ quay lại. Trong quá trình sử dụng, các loại thuốc kháng sinh sẽ phần nào gây ảnh hưởng tới dạ dày bệnh nhân. Vì vậy, hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn có tiền sử mắc bệnh về dạ dày.
3.2 Cắt lợi
Cắt lợi trùm là tiểu phẫu nhỏ được sử dụng trong nha khoa với mục đích loại bỏ phần lợi mọc trùm lên răng khôn. Trong số ít trường hợp răng khôn mọc thẳng, các nha sĩ sẽ tiến hành thủ thuật này để giải phóng không gian và tạo điều kiện dễ dàng cho răng khôn tiếp tục mọc lên.
Quy trình thực hiện cắt lợi bắt đầu với việc các nha sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, đồng thời gây tê phần lợi cần loại bỏ. Sau đó, Laser sẽ được sử dụng để cắt mặt trong, mặt ngoài lợi và loại bỏ phần gốc lợi trùm. Cắt lợi xong và trở về nhà, có thể người bệnh vẫn còn cảm giác đau, sưng và rỉ máu nhẹ tại nướu. Do đó, người bệnh cũng không nên quá lo lắng về giai đoạn hậu phẫu. Thông thường, sau khoảng 1-2 tuần thực hiện tiểu phẫu, phần lợi sẽ hoàn toàn bình phục.
3.3 Nhổ răng khôn
Loại bỏ răng khôn được biết đến là phương pháp hữu hiệu nhất giúp giải quyết tình trạng lợi trùm bị viêm triệt để và không tái phát. Không chỉ điều trị dứt điểm bệnh viêm lợi, việc loại bỏ răng khôn sẽ giúp phần xương hàm có thêm khoảng trống. Nhờ lý do đó, người bệnh có thể vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, nhổ răng khôn từ trước đến nay chính là phương pháp được các nha sĩ khuyến khích trong việc điều trị lợi trùm bị viêm có mủ hoặc không mủ.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng ung thư tuyến giáp không nên bỏ qua
Thực hiện nhổ răng khôn tại nha khoa uy tín là cách điều trị lợi trùm nhanh chóng và hiệu quả nhất
Trên đây là những phương pháp điều trị lợi trùm bị viêm và viêm có mủ. Để những phương pháp trên có hiệu quả và đem đến kết quả điều tri tối ưu, nhanh chóng, người bệnh cần phát hiện sớm tình trạng và đến cơ sở nha khoa sớm nhất có thể để được điều trị. Lưu ý tránh để viêm nhiễm nặng, lan rộng sang những khu vực khác rồi mới đi khám vì có thể khiến các khu vực đó lây bệnh, điều trị khó khăn và tốn kém hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.