Những điều nên biết về sâu răng và điều trị răng sâu

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến hàng đầu, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Chứng sâu răng đem lại không ít đau đớn, nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, hãy nắm được cách nhận biết sâu răng sớm nhất để có hướng điều trị răng sâu phù hợp, bảo tồn hàm răng chắc khỏe và chức năng ăn nhai.

Bạn đang đọc: Những điều nên biết về sâu răng và điều trị răng sâu

Những điều nên biết về sâu răng và điều trị răng sâu

Sâu răng là bệnh răng miệng cực kỳ phổ biến ở mọi lứa tuổi.

1. Nhận biết răng sâu

Vi khuẩn bám trên các mảng răng lâu ngày gây ra quá trình phá hủy khoáng trên răng, hình thành các lỗ nhỏ, lớn trên răng, đây là tình trạng mất mô cứng của răng hay còn gọi là sâu răng. Sâu răng có thể xảy ra do thói quen ăn uống hàng ngày thiếu lành mạnh như ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas, đồ ăn lên men,… hoặc do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng và không đủ khiến vi khuẩn tích tụ.

Tùy thuộc vào mức độ sâu mà có các dấu hiệu nhận biết sâu răng khác nhau:
– Có các cơn đau răng. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc khi bạn ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, cứng, ngọt…
– Răng nhạy cảm hơn
– Răng xuất hiện các lỗ nhỏ rồi lớn dần. Có thể cảm nhận được bằng lưỡi ở những vị trí khó nhìn thấy. Những vùng bị sâu có màu nâu hoặc đen.
– Các rãnh răng hàm chuyển màu là dấu hiệu sớm, cảnh báo sâu răng

Có không ít trường hợp người bị sâu răng không nhận thức, tự phát hiện được sâu răng. Do đó, việc thăm khám định kỳ là điều cực kỳ cần thiết để chăm sóc sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các bệnh và tầm soát ung thư. Phát hiện bệnh sớm sẽ gia tăng khả năng điều trị thành công, dứt điểm, bảo vệ hàm răng, chức năng ăn nhai và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, với đối tượng trẻ nhỏ thì càng cần thiết. Sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn của trẻ.

2. Nguyên nhân gây ra sâu răng

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây sâu răng mà bạn không thể bỏ qua:
– Quá nhiều mảng bám được hình thành từ quá trình tiêu thụ đường và tinh bột mà không được làm sạch đúng cách. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn hình thành, sinh sôi, kiếm ăn từ chính những mảng bám này. Nếu không sớm loại bỏ các mảng bám, chúng sẽ trở thành vôi răng và khó khăn trong việc loại bỏ chúng hơn.
– Vi khuẩn gây sâu răng có thể là Streptococcus mutans, Actinomyces, Lactobacillus…
– Thiếu florua: đây là khoáng chất tự nhiên rất tốt trong việc bảo vệ răng

Những điều nên biết về sâu răng và điều trị răng sâu

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân gây nên sâu răng.

Ngoài ra, có một số yếu tố có nguy cơ cao gây ra tình trạng sâu răng có thể kể đến như:
– Vị trí của răng: các răng ở vị trí bên trong, răng hàm thường dễ bị sâu hơn do bề mặt răng lớn, có nhiều rãnh, khó làm sạch hơn
– Thói quen ăn uống: một số loại thực phẩm dễ gây sâu răng như: sữa, kem, mật ong, hoa quả sấy khô,… Những loại thực phẩm này khó bị loại bỏ hơn nên có khả năng hình thành các mảng bám.
– Không làm sạch răng đủ và đúng cách. Thông thường, bạn nên làm sạch răng sau khi ăn để loại bỏ các mảng bám, không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi.
– Trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc sâu răng nhất
– Tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt cũng là một nguyên nhân do nước bọt cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn và axit phá hủy men răng được tạo ra bởi chúng
– Người bị trào ngược dạ dày có nguy cơ bị sâu răng do axit dạ dày trào vào khoang miệng
– Chế độ ăn bị đảo lộn như chán ăn hoặc cuồng ăn

3. Những ảnh hưởng không hề nhỏ từ răng sâu

Sâu răng rất phổ biến, thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể bị sâu răng. Nếu không điều trị răng sâu kịp thời có thể khiến răng bị tổn thương sâu hơn, gây nên các cơn đau nhức. Trầm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến mất răng. Mất răng có thể gây nên những hệ lụy như: xô lệch răng bên cạnh, ảnh hưởng tới hàm, tiêu xương,… Sâu răng có thể đem đến những biến chứng dưới đây:
– Áp xe răng
– Sưng, tấy, đau, có mủ quanh răng
– Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng khiến ăn kém, giảm cân
– Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, suy giảm chất lượng cuộc sống
– Tình trạng nhiễm trùng chuyển biến nặng có thể đe dọa đến tính mạng

4. Điều trị răng sâu triệt để tạm biệt đau nhức

Điều trị sâu răng sớm không những giúp bảo vệ sức khỏe, bảo tồn hàm răng mà còn giảm đáng kẻ chi phí điều trị khi răng đang có ít vấn đề nhất. Sâu răng là dạng tổn thương vĩnh viễn, vì vậy, đừng xem nhẹ việc điều trị nhanh chóng chứng sâu răng.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú nữ giới nhất định không

Những điều nên biết về sâu răng và điều trị răng sâu

Điều trị răng sâu cần kịp thời và nhanh chóng nhằm bảo tồn răng ở mức tốt nhất.

Các bác sĩ tiến hành chẩn đoán bằng một số cách:
– Thăm hỏi triệu chứng từ bệnh nhân hoặc người chăm sóc
– Kiểm tra sơ bộ khoang miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng giúp nhìn sâu từng ngóc ngách
– Chụp X Quang giúp phát hiện mức độ sâu răng chính xác hơn

Bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh rồi mới đưa ra phác đồ điều trị răng sâu phù hợp với từng tình trạng bệnh:
– Khi sâu răng nhẹ có thể được điều trị bằng Florua giúp khôi phục men răng. Florua có thể được cung cấp bằng cách sử dụng nước máy, kem đánh răng, nước súc miệng.
– Trám răng khi răng đã xuất hiện các lỗ hổng
– Bọc răng sứ
– Nhổ răng: răng có thể được loại bỏ khi đã không thể phục hình bằng trám hoặc bọc sứ. Để tránh làm xô lệch các răng bên cạnh, người bệnh có thể cân nhắc làm răng Implant để bảo tồn sức nhai, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

5. Cách phòng ngừa sâu răng

Các bác sĩ khuyên bạn một số cách chăm sóc răng miệng, phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả hơn:
– Dùng nước súc miệng làm mềm mảng bám trong quá trình vệ sinh răng miệng
– Gặp nha sĩ cạo vôi răng định kỳ
– Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày theo chiều dọc, tròn (không chải răng theo chiều ngang)
– Vệ sinh răng miệng sau ăn, buổi tối,buổi sáng, sau khi bị trào ngược dạ dày

Những điều nên biết về sâu răng và điều trị răng sâu

>>>>>Xem thêm: Chi phí tầm soát ung thư vòm họng và các vấn đề liên quan

Sử dụng nước súc miệng chưa florua là cách điều trị và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

– Làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa, tăm nha khoa
– Làm sạch các mảng bám bằng máy tăm nước
– Giảm dần tần suất ăn vặt và tránh ăn vặt, đặc biệt là giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, có gas, lên men, quá chua,…
– Khám răng định kỳ
– Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa florua như một cách “tăng đề kháng” cho răng

Như vậy, răng sâu hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng những biện pháp đơn giản và gần gũi nhất. Hãy cẩn thận và quan tâm đến sức khỏe răng miệng nhiều hơn. Nha khoa Thu Cúc TCI cùng bạn điều trị răng sâu, bảo vệ hàm răng, giữ mãi nụ cười rạng rỡ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *