Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh răng miệng trong đó có sâu răng. Sâu răng và các bệnh răng miệng khác có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sún răng, mất răng, làm chậm quá trình thay răng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý giúp đỡ và đồng hành cùng con, giúp con có được hàm răng chắc khỏe và kiến thức chăm sóc bản thân. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần biết.
Bạn đang đọc: Chú ý khi chăm sóc răng miệng ở trẻ nhỏ
Bố mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng ở trẻ nhiều hơn.
1. Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ em không được chăm sóc răng miệng?
Một số thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc sâu răng đang có xu hướng gia tăng, có tới 80% trẻ dưới 8 tuổi mắc sâu răng và con số trẻ có nguy cơ mắc do vệ sinh răng miệng không tốt cũng có dấu hiệu tăng. Sâu răng sẽ đem đến những cơn đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ không được chăm sóc răng miệng đúng cách cũng có thể dẫn đến một số bệnh răng miệng khác:
– Viêm lợi
– Viêm nha chu
– Áp xe răng
– Sún răng
– Viêm nướu
– Viêm quanh răng
– Lung lay răng
Các bệnh răng miệng có mối quan hệ mật thiết đến một số bệnh toàn thân khác đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ mà đôi khi bố mẹ bỏ qua:
– Bệnh mạch máu não
– Tiểu đường
Nếu trẻ đang trong quá trình thay răng, bị sâu răng và phải nhổ răng sữa sớm thì các răng bên cạnh có nguy cơ bị xô lệch. Từ đó, răng vĩnh viễn sẽ bị mọc lệch, mọc xiên,… cần can thiệp nắn chỉnh. Ngoài ra, khi trẻ không được chăm sóc răng miệng đúng cách còn khiến hơi thở có mùi, ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp.
2. Các tác nhân gây bệnh răng miệng trẻ em
2.1. Vấn đề chăm sóc răng miệng không được quan tâm
Nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ chính là vấn đề vệ sinh răng miệng. Răng miệng cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, loại bỏ các mảng bám, thức ăn dư thừa. Nếu không được chú ý, khoang miệng của trẻ sẽ trở thành “thiên đường” của các loại vi khuẩn, chúng sinh sôi và phá hủy khoáng, men răng, gây nhiễm khuẩn, gây bệnh cho trẻ. Trẻ em chưa có đủ kiến thức và ý thức để chủ động thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày. Vì vậy, bố mẹ, người chăm sóc trẻ, cô giáo nên hàng ngày đưa những bài học và giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng.
2.2. Thói quen ăn uống hàng ngày
Trẻ em thường thích, nghiện đồ ăn, ăn vặt, đồ uống có nhiều đường. Đường là kẻ thù của men răng, chúng tạo ra axit có hại phá hủy men răng của trẻ. Các mảng bám lâu ngày có thể chuyển hóa thành vôi răng (cao răng) gây viêm nướu, hôi miệng hoặc thậm chí là gây nên các bệnh viêm nha chu, mất răng…
Bên cạnh đó, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh ngày càng phổ biến cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc các vấn đề về răng miệng. Khi chất lượng cuộc sống được nâng lên, ngày càng có nhiều dịch vụ, thương hiệu đồ ăn nhanh xuất hiện gây thích thú cho trẻ nhỏ. Nhiều khi, chúng biến thành những bữa ăn chính, gây hại đến men răng mà bố mẹ có thể đã bỏ qua.
Trẻ em thường yêu thích đồ ăn nhanh và đây là một nguyên nhân gây nên các vấn đề răng miệng.
2.3. Trẻ bị thiếu sản men răng
Nhiều trẻ có cơ địa thiếu sản men răng gây nên một số vấn đề như:
– Răng trẻ bị mủn, cụt dần, dễ gãy răng
– Răng bị đổi màu, có các nốt lốm đốm đen hoặc vàng, răng cũng có thể bị chuyển sang màu nâu
– Tê buốt, đau nhức răng khi trẻ ăn nóng hoặc lạnh
– Tụt nướu tạo điều kiện sâu răng phát triển
3. Cần lưu ý gì khi vệ sinh răng miệng cho trẻ?
Để giúp trẻ có hứng thú trong việc chải răng, vệ sinh răng, bố mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây:
– Dùng kem đánh răng có vị trẻ yêu thích, có thể thay đổi mỗi ngày khiến trẻ hào hứng
– Tạo không gian vệ sinh răng miệng theo sở thích của trẻ, sử dụng hình dán giúp không gian đó vui nhộn hơn
– Sử dụng bàn chải mềm, theo sự yêu thích của trẻ, có thể là các con vật hoặc nhân vật hoạt hình
– Kể chuyện, lồng ghép các nhân vật trẻ thích vào việc vệ sinh răng miệng
– Nếu trẻ không hợp tác, có thể dùng các phần thưởng hoặc chuyển qua vệ sinh bằng nước súc miệng thay vì kem đánh răng nhưng không được kéo dài nhiều ngày
– Phối hợp với các cô giáo tại nhà trẻ
– Bố mẹ nên đồng hành cùng con mỗi khi con vệ sinh răng
Tìm hiểu thêm: Vòng tránh thai iud và những điều bạn cần biết
Bố mẹ cần đồng hành với trẻ, giám sát trẻ khi chải răng để đạt hiệu quả cao nhất.
Bố mẹ nên chú ý tới một số lưu ý giúp vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách hơn, không làm tổn thương nướu, răng của trẻ:
– Nếu trẻ chưa mọc răng, cần vệ sinh nướu của trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối loãng. Bố mẹ tiến hành lau nướu trẻ bằng gạc mềm.
– Từ 1 – 2 tuổi, bố mẹ nên chủ động đánh răng cho trẻ. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, chải cả mặt sau của răng để đạt được hiệu quả làm sạch cao nhất.
– Từ 3 – 6 tuổi, bố mẹ giám sát trẻ chải răng hàng ngày. Đây là giai đoạn thay răng sữa sang răng vĩnh viễn, vì vậy cần chú ý hơn rất nhiều để răng vĩnh viễn mọc lên khỏe mạnh.
– Tạo thói quen chải răng, vệ sinh răng miệng sau bữa ăn hoặc sáng, tối. Có thể khiến trẻ chủ động quen với lịch hoặc nhắc nhở bằng các tờ giấy note, nhắc nhở trực tiếp.
– Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, nên chọn các loại kem đánh răng không đường, chứa xylitol hoặc florua. Bố mẹ chú ý, trẻ rất dễ nuốt phải kem đánh răng, vì vậy cần lựa chọn thật kỹ lưỡng, không cho trẻ dùng chung kem đánh răng với bố mẹ.
– Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp, mềm, nhỏ vừa khoang miệng trẻ. Bàn chải to, cứng có thể làm xước nướu trẻ. Bố mẹ hãy yên tâm vì lông bàn chải mềm vẫn có thể giúp làm sạch các mảng bám và loại bỏ thức ăn thừa.
– Khi trẻ đã lớn, bố mẹ có thể cho trẻ tập dùng tăm, chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng
– Chăm sóc răng miệng tốt hơn với việc thăm khám định kỳ cùng bác sĩ nha khoa
>>>>>Xem thêm: Sâu răng chữa như thế nào? Địa chỉ nha khoa chữa sâu răng uy tín
Đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin và hướng dẫn giúp bố mẹ chăm sóc, vệ sinh răng miệng trẻ nhỏ được tốt hơn. Bố mẹ đừng quên đưa trẻ đến gặp bác sĩ định kỳ giúp sớm giải quyết các vấn đề được nhanh chóng và sớm nhất. Lựa chọn Nha khoa Thu Cúc TCI giúp bố mẹ chăm sóc răng miệng trẻ tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.