Những lưu ý khi chăm sóc răng giả cần biết!

Răng tuy là bộ phận nhỏ nhưng lại cực kỳ bền bỉ để có thể giúp ta đảm bảo ăn uống bình thường suốt nhiều năm. Để phá hủy được kết cấu của răng cần một lực rất lớn nhưng chỉ cần lơ là chăm sóc, vệ sinh thì ta hoàn toàn có nguy cơ bị mất răng từ khi còn rất sớm. Răng có thể bị mất, vỡ, nứt do nhiều nguyên nhân, nếu tình trạng quá nghiêm trọng có thể phải nhổ bỏ và thay bằng răng giả. Vậy có các phương pháp làm răng giả nào và cần chú ý gì khi chăm sóc răng giả?

Bạn đang đọc: Những lưu ý khi chăm sóc răng giả cần biết!

Những lưu ý khi chăm sóc răng giả cần biết!

Răng giả là “cứu tinh” khi mất răng.

1. Nguyên nhân gây mất răng cần phải làm răng giả

Như đã đề cập, răng rất bền bỉ và có thể tồn tại tới cuối đời người nhưng qua thời gian, trong quá trình sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, ta hoàn toàn có thể bất ngờ bị mất răng. Một số lý do gây mất răng có thể kể đến như:
– Do bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…
– Các chấn thương, tai nạn, va đập bất ngờ làm mất hoàn toàn răng hoặc gãy, mẻ, hư hại 1 phần răng mà không thể phục hình bằng phương pháp trám, răng sứ
– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây hư hại răng bên cạnh, buộc phải nhổ bỏ
– Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu canxi, kali là nguyên nhân khiến răng không chắc khỏe, dễ mất răng từ sớm
– Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn sinh sôi gây hại
– Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến gây mất răng. Răng không nằm ngoài tác động của quá trình lão hóa tự nhiên. Qua thời gian dài hoạt động ăn nhai, men răng mất đi, chân răng yếu dần và mất răng khi về già. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ với hàm răng chắc khỏe đến đáng kinh ngạc ngay cả khi tuổi đã cao.
– Những thói quen xấu như: nghiến răng, hút thuốc, ăn uống không lành mạnh,… sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của răng và gây mất răng

Dù vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác gây mất răng thì cũng cần có biện pháp khắc phục để đảm bảo:
– Bảo đảm quá trình ăn uống diễn ra bình thường
– Bảo tồn hàm răng
– Tránh xô lệch các răng khác gây mất thẩm mỹ

2. Phương pháp làm răng giả

Dưới đây là một số phương pháp làm răng giả phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả, tính tiện lợi hoặc bởi vì chi phí hợp lý.

2.1. Răng giả tháo lắp nguyên hàm

Đây là phương pháp phục hình nhiều răng đã mất, là một khung hàm có thể tháo lắp, bên trên là các răng giả. Các bệnh nhân mất gần hết răng có thể sử dụng phương pháp này để đảm bảo chức năng ăn nhai, nói chuyện bình thường. Tuy có thể thay thế nhưng không đem lại cảm giác tự nhiên. Răng giả nguyên hàm có 2 loại, tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp:
– Răng giả hoàn chỉnh: thay thế toàn bộ hàm răng trên hoặc dưới hoặc cả 2
– Răng giả bán phần: thay thế một hoặc vài răng bị mất

Tìm hiểu thêm: Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biết

Những lưu ý khi chăm sóc răng giả cần biết!

Răng giả tháo lắp được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và giá thành thấp.

2.2. Cầu răng sứ

Đây là phương pháp phục hình răng đã mất bằng cách mài cùi 2 răng bên cạnh và gắn cầu răng gồm 3 mão sứ lên trên. Phương pháp này có giá thành rẻ hơn cấy ghép Implant nhưng không thể bảo tồn được răng bên cạnh và có thể đem đến nguy cơ bị tiêu xương sau thời gian dài.

2.3. Cấy ghép răng Implant

Đây là phương pháp làm răng giả hiện đại nhất hiện nay. Bệnh nhân mất răng sẽ được thăm khám và gắn trục Implant vào xương hàm sau đó phục hình bằng răng sứ phía trên. Phương pháp này giúp bảo tồn xương hàm, có thể phục hình được 1 hoặc cả hàm răng bị mất. Các răng cấy ghép Implant có ưu điểm tự nhiên, tính thẩm mỹ cao và có tuổi thọ cao. Nhờ các ưu điểm ưu việt mà nó đem lại mà ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp này để bảo tồn hàm răng.

3. Lưu ý trước khi làm răng giả

– Trước khi tiến hành làm răng giả, cần nắm chắc được tính cấp thiết của nó. Làm răng giả không chỉ để đảm bảo tính thẩm mỹ mà trên hết là để đảm bảo chức năng ăn nhai, đảm bảo chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
– Dù làm bằng phương pháp nào thì cũng cần tìm hiểu cơ sở y tế uy tín. Việc thực hiện sai kỹ thuật, chất lượng răng không tốt có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng và mang đến các bệnh lý toàn thân.
– Tìm hiểu về chi phí cũng là một điều cần thiết.
– Khi đã quyết định làm răng giả, cần xin ý kiến bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng giả, tái khám theo lịch để đảm bảo tuổi thọ của răng giả.

4. Biện pháp chăm sóc răng giả

4.1. Đối với phương pháp Implant

Sau khi cấy ghép răng Implant, cần chú ý đến các vấn đề như:
– Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống
– Không khạc nhổ, súc miệng
– Cắn gạc y tế khi có hiện tượng chảy máu và đến gặp bác sĩ khi không thuyên giảm
– Chườm đá khi có dấu hiệu sưng nề
– Ăn mềm, lỏng, nguội sau khi cấy

Khi răng đã ổn định thì bệnh nhân có thể sinh hoạt như bình thường nhưng vẫn cần chú ý chăm sóc răng giả Implant để giữ tuổi thọ của răng:
– Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, dai, cắn vật cứng
– Không nghiến răng hay dùng 1 lực cắn mạnh
– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
– Thăm khám nha khoa định kỳ

Những lưu ý khi chăm sóc răng giả cần biết!

>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ hay đẻ thường tốt hơn? Ưu, nhược điểm hai phương pháp

Cần tái khám với bác sĩ để đảm bảo sớm phát hiện và giải quyết các vấn đề bất thường.

4.2. Chăm sóc răng giả tháo lắp đúng cách, hạn chế mùi

Răng giả tháo lắp cần được chú ý vệ sinh kỹ lưỡng tránh mùi hôi khó chịu và các bệnh lý răng miệng khi thức ăn bị đọng lại trong răng:
– Tháo, rửa sạch hàm răng giả sau khi ăn uống một cách nhẹ nhàng, không làm hỏng kết cấu của hàm răng giả
Chăm sóc răng giả song song với chăm sóc răng miệng để đạt hiệu quả cao nhất
– Ngâm răng giả qua đêm trong dung dịch để làm sạch tốt hơn và chú ý làm sạch trước khi đưa vào miệng
– Thăm khám ngay khi răng lỏng lẻo, thay đổi kết cấu, hình dạng

4.3. Chăm sóc răng thế nào sau khi làm cầu răng sứ?

Sau khi làm cầu răng sứ cần chú ý:
– Không hoặc hạn chế hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có gas, đồ ăn nhiều đường vì có thể làm răng bị xỉn màu
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng tối thiểu 2 lần/ngày hoặc sau bữa ăn, dùng nước súc miệng bổ trợ, làm sạch kẽ răng
– Hạn chế đồ ăn, đồ uống quá nóng, lạnh
– Tái khám định kỳ

Răng giả ra đời quả là cứu tinh cho hàm răng khi vừa giúp bảo đảm chức năng ăn nhai, bảo tồn được các răng bên cạnh mà còn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cả hàm răng. Răng giả cũng là phương án tốt nhất cho việc phục hình hàm răng khi không thể phục hình bằng các phương pháp khác. Ngoài việc tự chăm sóc răng giả tại nhà, cần chú ý đến việc tái khám định kỳ với bác sĩ nha khoa để đảm bảo tuổi thọ của răng giả dù làm bằng bất kỳ phương pháp nào. Lựa chọn Thu Cúc TCI cho hàm răng chắc khỏe trọn đời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *