Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu ở cả trẻ em và người lớn

Bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiến triển nhanh và có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, các dấu hiệu bị bệnh bạch hầu dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Tham khảo ngay bài viết này để trang bị thêm kiến thức về bệnh bạch hầu bạn nhé!

Bạn đang đọc: Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu ở cả trẻ em và người lớn

1. Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh này được gây ra bởi vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae), gồm 4 tuýp: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti. Các tuýp sinh học này chỉ khác nhau về hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh vật hoá học, nhưng không có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng và khả năng lây truyền.

Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu ở cả trẻ em và người lớn

Bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B

Bệnh bạch hầu phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt trong những người sống trong điều kiện đông đúc và thiếu vệ sinh, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bạch hầu tồn tại và gây bệnh.

Đây cũng là một bệnh lây truyền trên toàn cầu, thường xuất hiện dưới dạng các trường hợp lây nhiễm hoặc dịch nhỏ, đặc biệt phổ biến trong nhóm tuổi dưới 15 tuổi mà không được tiêm chủng. Tuy nhiên, hiện nay, đã ghi nhận một tăng số ca mắc bệnh trong nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng đầy đủ hoặc có tỷ lệ tiêm chủng thấp như các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên thuộc miền Bắc nước ta.

Trong những ca bệnh được phát hiện gần đây tại Việt Nam, có những ca bệnh đã tử vong do bạch hầu. Điều này dấy lên lo ngại bạch hầu có thể sẽ bùng phát thành dịch tại Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, việc phòng bệnh và nắm rõ các dấu hiệu bị bệnh bạch hầu là điều cấp thiết để bảo vệ chính bạn và người thân.

1.1. Đặc điểm của vi khuẩn bạch hầu

– Vi khuẩn bạch hầu có khả năng chống lại môi trường bên ngoài cơ thể rất cao, chịu được khô lạnh, đặc biệt là khi được bảo vệ bởi chất nhầy.

– Trên các vật liệu như gối, chăn, màn, quần áo, vi khuẩn có thể tồn tại được trong vòng 30 ngày.

– Trên các vật dụng như cốc, chén, bát đũa, thìa, đồ chơi, vi khuẩn có thể sống trong vài ngày.

– Trong sữa và nước uống, vi khuẩn có thể tồn tại trong 20 ngày.

– Trong tử thi, vi khuẩn có thể sống trong 2 tuần.

– Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố hóa học và vật lý: Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C có thể giết chết vi khuẩn sau 10 phút và vi khuẩn cũng bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ sôi.

– Vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bằng các chất khử trùng thông thường.

1.2. Đường lây truyền bệnh

– Bệnh được lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc trực tiếp với những người mang mầm bệnh có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, hay hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh khi họ ho, hắt hơi.

– Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm bởi các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

1.3. Độ tuổi dễ mắc bệnh

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể dưới mức bảo vệ. Miễn dịch được truyền từ mẹ sang con có tác dụng bảo vệ và thường mất hiệu quả trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Miễn dịch sau khi mắc bệnh thường kéo dài và bền vững. Sau khi tiêm liều cơ bản của vắc xin, miễn dịch có thể kéo dài trong vài năm, nhưng thường giảm dần theo thời gian nếu không tiêm nhắc lại.

1.4. Biến chứng bệnh bạch hầu

Bạch hầu kéo dài có thể để lại các biến chứng ở người bị bệnh như viêm cơ tim và nhiễm độc thần kinh, dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong của bệnh dao động từ 5-10%.

2. Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu

Ở cả trẻ em và người lớn khi mắc bệnh bạch hầu đều có những dấu hiệu tương tự nhau. Những dấu hiệu này thông thường xuất hiện sau 2 đến 5 ngày kể từ khi người lành nhiễm bệnh, bao gồm:

– Giả mạc xuất hiện ở hai bên họng, có màu trắng ngà, đen hoặc xám và dai, dính, có khả năng chảy máu.

– Đau họng và khản tiếng.

– Khó chịu.

– Khó thở hoặc thở nhanh.

– Chảy nước mũi.

– Sốt và cảm lạnh.

– Vùng cổ bị sưng hạch bạch huyết.

Tìm hiểu thêm: Thông tin vắc xin uốn ván hấp phụ TT và lưu ý khi tiêm phòng

Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu ở cả trẻ em và người lớn

Ở cả trẻ em và người lớn đều có những dấu hiệu bị bệnh bạch hầu tương tự nhau

Một số người có triệu chứng nhẹ hoặc không có dấu hiệu rõ ràng khi bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Điều này khiến họ không nhận ra bệnh của mình và dễ dàng lây truyền cho cộng đồng, bởi những người nhiễm khuẩn không có triệu chứng lâm sàng vẫn có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

Ngoài thể bệnh bạch hầu như trên, còn có một loại bạch hầu khác gây ảnh hưởng đến da, được gọi là bạch hầu trên da. Loại này có triệu chứng đau, đỏ, sưng và có thể xuất hiện loét, được bao phủ bởi một màng màu xám trong vùng hầu.

Bạch hầu có nhiều dấu hiệu như bệnh cảm cúm thông thường khiến người bệnh không thể nhận diện. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân trong thời điểm nhạy cảm với dịch bạch hầu thì mọi người đều cần nắm rõ dấu hiệu bị bệnh bạch hầu để kịp thời thăm khám và xử trí khi có bất thường xảy ra.

3. Ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh bạch hầu

Để dự phòng cho sức khỏe bản thân cũng như góp phần đẩy lùi nguy cơ dịch bạch hầu bùng phát mạnh mẽ trong cộng đồng trong thời gian sắp tới, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

– Tuân thủ việc tiêm đầy đủ vắc xin bạch hầu theo phác đồ tiêm chủng là biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả nhất.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và duy trì vệ sinh cơ thể, mũi, họng hàng ngày.

– Hạn chế tiếp xúc với những người bị mắc bệnh hoặc có nghi ngờ mắc bệnh.

– Đảm bảo vệ sinh cho nhà ở, môi trường sống xung quanh cũng như nhà trẻ và các lớp học bằng cách đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

– Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh bằng cách chế biến thức ăn đúng cách, ăn thức ăn chín và uống nước sôi, sử dụng bát đũa sạch sẽ.

– Khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh, ngay lập tức thông báo cho cơ quan y tế để được cách ly, kiểm tra, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

– Trong khu vực có dịch bệnh, người dân cần tuân thủ nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh phòng ngừa và tiêm vắc xin theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Dấu hiệu bị bệnh bạch hầu ở cả trẻ em và người lớn

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella

Tuân thủ việc tiêm đầy đủ vắc xin bạch hầu theo phác đồ tiêm chủng là biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả nhất

Hiện tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang có đầy đủ các loại vắc xin ngừa bạch hầu cho cả người lớn và trẻ em, bao gồm: vắc xin 6in1 Tetraxim (Pháp) và Infanrix hexa (Bỉ), vắc xin 4in1 Tetraxim (Pháp), vắc xin 3in1 Adacel (Canada) và Boostrix 0,5ml (Bỉ). Phòng tiêm luôn sẵn sàng để phục vụ nhu cầu chủng ngừa cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi, tiêm chủng an toàn và hiệu quả, dự phòng sức khỏe cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh gia tăng.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về dấu hiệu bị bệnh bạch hầu để bạn có thể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời nếu nhiễm bệnh. Để được tư vấn chi tiết về vắc xin ngừa bạch hầu và phác đồ tiêm chủng phù hợp, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *