Xét nghiệm khi mang thai là việc làm cần thiết để kiểm tra và phát hiện những bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Vậy các xét nghiệm khi mang thai gồm những gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Các xét nghiệm khi mang thai: 4 mốc xét nghiệm vô cùng quan trọng
Tại sao cần làm các xét nghiệm khi mang thai?
Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến khích thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như một phần của việc tầm soát trước sinh. Các xét nghiệm khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu phát hiện sớm nguy cơ gây biến chứng cho mẹ và thai nhi, để từ đó bác sĩ có hướng xử trí phù hợp và kịp thời.
- Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ mẹ cần phải thực hiện đầy đủ các xét nghiệm
Các xét nghiệm khi mang thai nhất định mẹ phải thực hiện
Mốc xét nghiệm đầu tiên: 3 tháng đầu thai kỳ
Khi đã được xác định là mang thai, thai trong tử cung, có tim thai thì các meh sẽ phải làm xét nghiệm ở 3 tháng đầu thai kỳ. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của mẹ bầu để làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm công thức máu, tầm soát nhóm máu Rhesus – ABO
- Xét nghiệm để kiểm tra các vấn đề về: Thiếu máu, tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp
- Xét nghiệm để tìm kiếm các bệnh lý về viêm nhiễm
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu
Việc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu là răt quan trọng, giúp bác sĩ và mẹ vầu phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nguy hiểm như:
- Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu di truyền…
- Các bệnh lý về viêm nhiễm như viêm gan, giang mai, HIV…
- Tầm soát và ngăn ngừa nhóm máu Rhesus ( nhóm máu có thể gây sảy thai)
- Ở mỗi thời điểm sẽ cần phải làm những xét nghiệm khác nhau
Mốc xét nghiệm thứ 2: Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13+6 ngày
Các xét nghiệm khi mang thai ở thời điểm này sẽ giúp tầm soát dị tật cũng như những bất thường về nhiễm sắc thể, ví dụ như bệnh Down, bệnh Edward hay bệnh Patau…
Xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn này là xét nghiệm Double Test. Đây là xét nghiệm giúp tầm soát bất thường về NST 13, 18 và 21. Thực hiện xét nghiệm Double Test kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy cùng với những yếu tố khác như tuổi của mẹ, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình… bác sĩ sẽ đánh giá được nguy cơ trẻ mắc các dị tật liên quan đến bất thường NST. Nếu kết quả cho thấy mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để có kết quả chính xác hơn.
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Niềng răng hàm trên bao nhiêu tiền
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sẽ là cơ sở để bác sĩ đánh giá tình trạng của hai mẹ con
Mốc xét nghiệm thứ 3: Từ tuần 24 đến tuần 28
Ở tuần thai 24 đến 28, mẹ bầu sẽ thực hiện tầm soát những bất thường về hình thái học như sứt môi, chẻ vòm, thừa thiếu ngón, chân ngắn, chân dài….
Việc thực hiện khảo sát hình thái học được chia làm 2 mốc thời gian là khảo sát hình thái học sớm (từ tuần 16 đến tuần 20 của thai kỳ) và khảo sát hình thái học muộn (từ tuần 20 đến tuần 24 của thai kỳ). Thông qua kỹ thuật siêu âm bác sĩ dẽ nhìn thấy được hình dáng cũng như chuyển động của thai nhi. Thông qua những hình ảnh hiển thị trên màn hình siêu âm. bác sĩ sẽ quan sát được từng bộ phận… cùng với việc đo các thông số sinh trắc học, sẽ đưa ra những chẩn đoán hình thái của thai nhi.
Trong trường hợp phát hiện có dị tật bất thường thì tùy vào tình hình sức khỏe của thai phụ, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn an toàn và phù hợp nhất.
Ngoài ra, ở thời điểm thai từ 24 đến 28 tuần mẹ bầu cần phải làm thêm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của hai mẹ con.
>>>>>Xem thêm: Cần chuẩn bị gì cho sinh mổ lần đầu?
- Đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc các mẹ sẽ được thực hiện đầy đủ mọi xét nghiệm quan trọng
Mốc xét nghiệm thứ 4: Sau tuần 35 của thai kỳ
Sau tuần 35 của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ làm những xét nghiệm để chuẩn bị cho cuộc sinh nở diễn ra an toàn, thuận lợi. Các xét nghiệm cần làm trong giai đoạn này là: xét nghiệm về chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận và làm lại bộ xét nghiệm về viêm nhiễm.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ cần nhớ 4 mốc xét nghiệm quan trọng cũng như thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Nếu các mẹ vẫn còn những thắc mắc về các xét nghiệm khi mang thai hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc qua tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn và giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.