Chăm sóc sau nhổ răng khôn là quá trình hầu hết mọi người đều phải trải qua. Tuy nhiên, đó cũng là giai đoạn nhiều người lơ là, mắc sai lầm nhất. Những sai lầm ấy sẽ chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nguy hiểm răng miệng. Vậy ta nên và không nên làm gì? Hãy cùng điểm qua một vài lưu ý ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Chăm sóc sau nhổ răng khôn, nên và không nên
1. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn quan trọng như thế nào?
Thông thường, có 2 khoảng thời gian mà chúng ta cần lưu ý khi thực hiện nhổ răng khôn. Đó là khi cuộc tiểu phẫu vừa kết thúc và khi về nhà. Khi về nhà cũng đồng nghĩa với thuốc tê đã không còn tác dụng. Lúc này, vị trí vừa nhổ răng sẽ có tình trạng sưng, rỉ máu nhẹ và đau. Đây hoàn toàn là những triệu chứng thường gặp. Và điều chúng ta cần làm là chăm sóc sau nhổ răng khôn thật cẩn thận.
Thông thường, nếu được chăm sóc đúng cách, quá trình phục hồi tương đối tốt. Những cảm giác đau nhức, sưng tấy sẽ thuyên giảm đáng kể sau 3-4 ngày. Ngược lại, trong trường hợp vệ sinh không tốt, những tình trạng như sưng tấy, nhiễm trùng sẽ ngày càng nghiêm trọng.
2. Những lưu ý cần làm sau khi nhổ răng khôn
2.1 Kiểm soát tình trạng sưng và chảy máu
Sau khi nhổ răng khôn, việc sưng hay chảy máu là khá thường gặp. Tình trạng này có thể kéo dài thậm chí sang tới ngày thứ 2.
Sử dụng bông gòn để cầm máu vết thương ngay sau khi nhổ răng khôn
Cách đầu tiên, để có thể kiểm soát tình trạng sưng và chảy máu, sau khi nhổ răng, hãy sử dụng bông gòn, cắn chặt khoảng 30-40 phút. Sau khi bỏ bông ra, máu sẽ dần đông lại. Khi về nhà, nếu tình trạng rỉ máu còn tiếp diễn, ta có thể thực hiện thao tác tương tự để cầm máu.
Ngoài sử dụng bông gòn, chườm đá cũng là phương pháp rất thông dụng và hữu hiệu. Độ lạnh từ đá sẽ giúp làm tê, xoa dịu vùng bị tổn thương. Đồng thời, hành động này cũng hỗ trợ ngăn ngừa sưng tấy ở vị trí vừa nhổ răng.
Nếu chườm lạnh làm tê, giảm đau vùng bị tổn thương thì chườm ấm sau vài ngày nhổ răng sẽ giúp nhanh tan máu bầm. Đồng thời, đây cũng là cách giúp giảm cảm giác ê buốt. Lưu ý, hãy điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải, tránh làm tổn thương vùng má.
2.2 Làm sạch răng đúng cách
Giữ vệ sinh cho khoang miệng sau nhổ răng không rất quan trọng. Vào ngày thứ nhất sau tiểu phẫu, ta thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng, tránh sử dụng nước sát khuẩn. Thay vào đó, những loại nước muối loãng sẽ có ích hơn. Sau 1 ngày, hãy sử dụng các loại nước sát khuẩn có chlorhexidine để làm sạch răng miệng.
Sang tới ngày thứ 2, ta có thể bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng. Nhưng hãy lưu ý thao tác thật nhẹ nhàng và tránh chạm vào vết thương. Việc sử dụng bàn chải vệ sinh vết thương sẽ dễ gây bật chỉ hay rách vết khâu dẫn tới nhiễm trùng. Đặc biệt, hãy chọn những loại bàn chải mới, lông mềm để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập trong quá trình đánh răng.
2.3 Chăm sóc sau nhổ răng khôn với chế độ sinh hoạt phù hợp
Trong 1-2 ngày đầu sau khi nhổ răng, hãy cho mình thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này không có nghĩa ta phải nằm ở nhà hoàn toàn. Việc đi làm, đi ra đường vẫn có thể diễn ra nhưng hãy tránh những động tác mạnh. Một lời khuyên là khi nằm, chúng ta hãy kê cao gối và lót thêm một chiếc khăn. Việc này tránh tình trạng máu rỉ ra ngoài, bị thấm vào các vật dụng khó làm sạch.
2.4 Ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt
Sau khi nhổ răng khôn là thời điểm răng miệng dễ bị tổn thương. Vấn đề ăn uống, nhai thức ăn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Để tránh làm ảnh hưởng tới vết thương trong miệng, ăn mềm, nhai nhỏ là tiêu chí được đặt ra. Bên cạnh đó, những thức ăn dễ nuốt như cháo, sữa, … cũng được khuyên dùng. Do vết thương trong miệng chưa hoàn toàn phục hồi, hãy bổ sung cho cơ thể thêm vitamin C có trong trái cây. Điều này sẽ hỗ trợ vết thương lành nhanh chóng sau khoảng 2-3 ngày.
3. Những lưu ý không nên làm sau khi nhổ răng khôn
3.1 Không sử dụng thuốc lá
3 – 4 ngày sau khi nhổ răng khôn, thuốc lá là cái tên bị cấm. Thành phần trong thuốc lá có chứa carbon oxit, axit cyanhyrid và nicotin. Những chất này sẽ gây ảnh hưởng, làm co mạch ngoại vi, giảm nồng độ oxy trong mô, giảm khả năng miễn dịch và giảm tốc độ lành vết thương.
3.2 Không chải răng mạnh
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư gan mật bao gồm những gì?
Cần xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra sau nhổ răng khôn
Vào những khi tình trạng răng miệng ổn định, việc đánh răng quá mạnh cũng được khuyến cáo là không nên. Và sau khi vừa nhổ răng khôn, hành động này lại càng có hại cho vết thương. Việc chải răng quá mạnh khiến ta có kiểm soát, dễ gây tổn thương cho vết thương. Khi chạm phải vết thương, hành động này sẽ gây ra các vấn đề như rách, chảy máu và thậm chí là nhiễm trùng. Nếu tình huống này không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ gây nguy hiểm, các vấn đề về răng miệng.
3.3 Không sử dụng rượu bia
>>>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày và những điều cần biết
Sử dụng rượu bia làm ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị
Rượu bia cũng là thức uống cần tránh trong từ 5-7 ngày sau nhổ răng. Điều này là để tạo điều kiện thuận lợi sử dụng các loại kháng sinh sau nhổ răng khôn. Vậy nên hãy sử dụng rượu bia sau khi vết thương đã bình phục hoàn toàn nhé.
3.4 Tránh những thức ăn cứng, cay, nóng
Những loại thực phẩm quá cứng hay dai yêu cầu răng phải hoạt động với lực mạnh và nhiều. Khi sử dụng những thức ăn này, vết thương của răng sẽ chịu tác động mạnh. Điều này sẽ dẫn tới các nguy cơ về sưng, viêm nhiễm hay chảy máu vết thương. Do vậy, thời gian bình phục cũng sẽ kéo dài hơn.
Đối với những thức ăn cay, nóng, đây là kẻ thù của mọi vết thương hở. Chúng sẽ kích thích vết thương, tạo cảm giác khó chịu, đau rát. Điều này hoàn toàn không tốt cho quá trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn cũng như quá trình hồi phục.
Trên đây là một vài lưu ý nhỏ cho quá trình chăm sóc khi vừa nhổ răng khôn. Để vết thương phục hồi nhanh chóng, hãy thực hiện cẩn thận và tránh mắc phải những sai lầm không nên nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.