Chăm sóc răng tại nhà? Có hiệu quả không? Có đủ không? Câu trả lời là hoàn toàn có nếu như chúng ta thực hiện đúng cách. Nhưng thực hiện đúng như thế nào không phải ai cũng biết. Điều này dẫn tới việc chúng ta dễ mắc phải những sai lầm khiến tình trạng răng miệng tệ hơn. Sau đây, hãy cùng điểm qua 4 sai lầm mà mọi người hay mắc phải khi vệ sinh răng.
Bạn đang đọc: Chăm sóc răng tại nhà, bạn có đang làm đúng cách?
1. Tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng tại nhà
Chăm sóc răng tại nhà là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, răng miệng là cơ quan quan trọng, rất cần thiết cho hoạt động hàng ngày của con người. Các phòng khám, nha sĩ chỉ có thể hỗ trợ khi răng gặp vấn đề cần sự can thiệp của y học. Vì vậy, việc chủ động vệ sinh răng miệng hàng ngày là rất quan trọng.
1.1 Bảo vệ hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng
Lợi ích đầu tiên của sự chủ động chăm sóc răng miệng chính là một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng. Khi thực hiện vệ sinh răng đúng cách và đều đặn, các mảng bám, chất bẩn trong răng phần lớn đều sẽ được loại bỏ. Từ đó, quá trình phát triển của vi khuẩn sẽ được hạn chế tối đa. Kết hợp cùng kiểm tra định kỳ, hàm răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn xấu. Nhờ vậy, ta sẽ tránh được những tình trạng như sâu răng, viêm nướu, …
Chăm sóc răng miệng kết hợp kiểm tra định kỳ
1.2 Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm
Tưởng không liên quan nhưng các vấn đề về răng miệng lại là nguyên nhân gián tiếp của 3 căn bệnh sau đây:
– Bệnh tim: Theo chuyên gia, viêm răng miệng có nguy cơ gây ra viêm nhiễm trong mạch máu. Điều này sẽ dẫn tới sự cản trở, giảm khả năng di chuyển của tế bào máu từ tim tới các cơ quan khác. Với tình trạng này, việc cơ thể mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ hoàn toàn có thể xảy ra.
– Bệnh tiểu đường: Nhắc tới tiểu đường, người ta thường nghĩ tới vấn đề về chuyển hóa chất. Thế nhưng trên thực tế, bệnh về răng miệng cụ thể là viêm nha chu có thể là lý do khiến tiểu đường trở nặng hơn và ngược lại. Đây là mối quan hệ hai chiều liên quan tới sự chuyển đổi insulin trong cơ thể. Khi bị viêm nha chu, sự chuyển đổi insulin sẽ bị hạn chế. Và đây lại là hoocmon hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
– Viêm phổi: Chúng ta đều biết miệng và phổi là hai cơ quan có sự kết nối. Vì vậy, khi răng miệng gặp vấn đề, phổi sẽ là đối tượng bị kéo theo. Khi các vấn đề về răng miệng diễn ra, lượng vi khuẩn sẽ tăng cao. Những vi khuẩn này rất có khả năng bị kéo xuống phổi, gây ra nhiều bệnh lý khác.
Tìm hiểu thêm: Cầu thủ Phạm Như Thuần đưa vợ đi đẻ: Tiết lộ địa chỉ sinh nở “sướng như bà hoàng”
Hình thành thói quen chăm sóc răng miệng để tránh những nguy cơ bệnh lý
Ngoài ra, các bệnh về răng miệng còn kéo theo hoặc ảnh hưởng tới một số vấn đề sức khỏe khác như: béo phì, Alzheimer, bệnh về xương khớp,…
1.3 Tăng khả năng, sự tự tin trong giao tiếp
Một cơ quan răng miệng khỏe mạnh đồng nghĩa với một nụ cười rạng rỡ, một hơi thở dễ chịu. Điều này không chỉ làm nên tính thẩm mỹ cho vẻ ngoài mà còn giúp bản thân tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
Đặc biệt, sức khỏe răng miệng tốt cũng giúp ta tránh xa những cơn đau nhức, khó chịu. Nhờ vậy trạng thái giấc ngủ, ăn uống trở nên tốt hơn. Tâm trạng con người cũng được cải thiện, chất lượng sống được nâng cao.
2. 4 lỗi sai thường mắc phải khi chăm sóc răng tại nhà
2.1 Vệ sinh răng miệng quá kỹ
Theo suy nghĩ của rất nhiều người, cứ đánh răng thật nhiều, thật mạnh chính là đang làm sạch tốt cho răng. Nhưng trên thực tế, hành động này lại phản tác dụng, gây ra nhiều bất lợi.
Những mảng bám ở răng thường không cứng. Vì vậy, việc dụng một lực mạnh chà xát liên tục là không cần thiết. Nó không chỉ không giúp răng sạch hơn mà còn tổn hại tới nướu.
Ngoài ra, các chuyên gia đã khuyên rằng, 2-3 là số lần đánh răng hợp lý. Chúng ta không cần phải đánh răng quá nhiều trong một ngày. Hành động này chỉ khiến phần nướu và men răng bị tổn thương chứ không hề giúp ích cho quá trình chăm sóc răng tại nhà.
2.2 Chăm sóc răng tùy hứng
Kem đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng là 3 công cụ chăm sóc răng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, chúng cũng giống như “con dao hai lưỡi”.
>>>>>Xem thêm: Viêm nấm candida là bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp
Vệ sinh răng miệng tùy hứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Nhiều người thường đánh răng bất cứ khi nào thuận tiện: khi tắm, ngay sau khi ăn,… Thói quen này hoàn toàn không có lợi cho răng. Việc đánh răng khi đang tắm rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bàn chải từ nước đang tắm. Lâu dài, thói quen này sẽ trở thành phương thức đưa vi khuẩn vào trong răng miệng gây ra nhiều vấn đề.
Đối với chỉ nha khoa và nước súc miệng, hãy sử dụng tối đa 2-3 lần một ngày. Nếu dùng một cách tùy hứng, đây sẽ chính là nguyên nhân của các vấn đề răng miệng như: chảy máu lợi, ảnh hưởng tới men răng và những vi khuẩn có lợi.
2.3 Chế độ ăn không ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc răng
Mặc dù sau khi ăn, mọi người đều vệ sinh răng miệng cẩn thận, nhưng nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm gây hại răng miệng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ví dụ điển hình là những loại nước uống có ga. Kể cả là những loại nước có ga không đường nhưng lượng axit trong chúng vẫn tương đối cao. Đây chính là lý do khiến mòn men răng, gây ra nhiều vấn đề răng miệng.
2.4 Lạm dụng baking soda để tẩy trắng
Baking soda là cái tên khá thông dụng với tính năng làm sạch, tẩy trắng răng. Mặc dù mức giá rẻ, hiệu quả nhanh chóng nhưng cái gì nhiều quá đều không tốt. Trong baking soda, tính chất tẩy rửa là rất cao. Nó hoàn toàn có khả năng bào mòn răng nếu sử dụng thường xuyên. Đây cũng là bắt nguồn của nhiều vấn đề khác và thậm chí là sự phát triển của vi khuẩn sâu răng sau này. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta hãy thật cân nhắc. Cân đối liều lượng và tần suất sử dụng baking soda sao cho phù hợp, tránh gây phản tác dụng.
Chỉ một vài thay đổi, ta đã có thể bảo vệ nụ cười khỏe mạnh cho những người thân yêu. Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà, mọi người hãy kết hợp đi kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế để luôn có một hàm răng khỏe mạnh nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.