Bọc răng sứ bán phần là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được ưa chuộng hiện nay. Lý do là bởi độ an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, để duy trì và bảo vệ được hiệu quả ấy hay không là phụ thuộc vào quá trình chăm sóc. Sau đây là những thông tin về phương pháp phục hình nha khoa này và cách để có được vẻ đẹp bền vững.
Bạn đang đọc: Bọc răng sứ bán phần và cách chăm sóc
1. Khi nào nên bọc răng sứ bán phần?
Tên gọi răng sứ bán phần bắt nguồn từ cấu tạo của loại răng này. Răng không được làm 100% bằng răng sứ nha khoa tinh khiết. Thay vào đó, phần sườn bên trong sẽ được thực hiện bằng hợp kim với lớp sứ nha khoa bọc bên ngoài.
Sử dụng răng sứ bọc bán phần có nên hay không là tùy vào nhu cầu, điều kiện của mỗi người
Bọc sứ bán phần có nên thực hiện hay không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng, nhu cầu, chi phí,… Cụ thể, những đối tượng nên thực hiện bọc sứ bán phần bao gồm:
– Những người có hàm răng không đều, khấp khểnh, hô hoặc móm.
– Những người bị sâu răng quá nặng, răng chết tủy quá lâu.
– Những người có cấu trúc răng dễ tổn thương,
– Những người có răng bị ố vàng, xỉn màu khó khắc phục bằng tẩy trắng thông thường.
– Những người bị nhiễm kháng sinh ở răng cấp độ nặng.
Tùy vào từng trường hợp và nhu cầu, mỗi đối tượng sẽ có sự lựa chọn răng sứ phù hợp riêng. Nhìn chung, răng sứ bán phần có 3 loại: răng sứ thường, răng sứ titan và răng sứ kim loại quý.
2. Chăm sóc răng bọc sứ có quan trọng
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh ung thư vú nam như thế nào?
Bên cạnh kỹ thuật nha khoa, quá trình chăm sóc ảnh hưởng rất lớn tới việc duy trì hiệu quả bọc sứ
Không phủ nhận răng sứ đem lại nhiều lợi ích về tính thẩm mỹ, độ chắc cũng như đảm bảo chức năng ăn uống. Tuy nhiên, khả năng tự bảo vệ của loại răng này lại không thể so với răng thật. Do đó, khi sử dụng răng sứ, ta cần có sự chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng. Nếu không hàm răng của ta sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như:
– Sứ bị mẻ, ngả màu.
– Răng bọc sứ nếu không được kiểm tra về khớp cắn có thể gây các tình trạng chấn thương. Điển hình như ê buốt, đau nhức hay nguy hiểm hơn là rối loạn khớp thái dương.
– Nướu răng dễ bị sưng, viêm, lộ đường viền.
– Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào men răng và nướu răng gây nên các bệnh lý răng miệng.
– Nếu phần nướu răng bị viêm khiến thức ăn mắc vào lâu ngày sẽ dẫn đến hôi miệng.
Do vậy, sau khi bọc răng sứ, vấn đề chăm sóc và vệ sinh cần thật lưu tâm để tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiều vấn đề.
3. Các cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ
3.1 Đánh răng đều đặn mỗi ngày
Để bảo đảm tính thẩm mỹ và tuổi thọ của răng bọc sứ, vệ sinh răng miệng đủ và đúng cách là rất cần thiết. Trong đó, phương pháp cơ bản cho một hàm răng sạch chính là đánh răng từ 2-3 lần một ngày. Việc đánh răng hiệu quả không chỉ là hành động cầm bàn chải lên và chà răng. Ta cần thực hiện đúng thao tác và kĩ lưỡng để đem lại hiệu quả tốt.
Khi thực hiện đánh răng, có một vài điều cần lưu ý.
– Thứ nhất, số lần đánh răng tiêu chuẩn là từ 2-3 lần / ngày. Đừng đánh răng quá nhiều sẽ không tốt cho phần sứ bọc bên ngoài cũng như nướu răng.
– Thứ hai, ưu tiên chọn những bàn chải có đầu lông mềm và kem đánh răng chứa fluor trong bảng thành phần. Nên thay bàn chải một năm 3-4 lần để đảm bảo không tích tụ vi khuẩn.
– Cuối cùng, hãy kết hợp đánh răng mỗi ngày cùng sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng,… để đạt hiệu quả tốt hơn.
3.2 Tránh xa thuốc lá sau khi bọc răng sứ bán phần
Thuốc lá chính là một trong những lý do khiến răng sứ nhanh bị ngả màu, ố vàng. Trong bảng thành phần của thuốc lá có chứa nicotin. Chất này sau khi bám lâu ngày trên răng sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực, khiến răng dễ hư hỏng và đổi màu phần sứ.
Đối với nicotin trong thuốc lá, chỉ đánh răng hàng ngày là rất khó loại bỏ. Vì vậy, cho dù chúng ta có đảm bảo vệ sinh răng miệng đều cũng vẫn sẽ bị ảnh hưởng nếu sử dụng thuốc lá thường xuyên. Vì vậy, sau khi đã sử dụng phương pháp bọc sứ bán phần, người dùng cần hạn chế tối đa hút thuốc lá. Từ bỏ một thói quen nhỏ nhưng sẽ giúp duy trì vẻ đẹp bền lâu cho hàm răng cũng như sức khỏe con người nói chung.
3.3 Điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày
Việc ăn uống hàng ngày là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hàm răng của chúng ta. Với răng bọc sứ cũng như vậy. Sau khi thực hiện bọc sứ, ăn uống hàng ngày sẽ không thể thực hiện một cách tùy hứng như trước mà cần có những lưu ý nhất định.
Thứ nhất, không ăn những thực phẩm quá cứng hoặc dai. Khi ăn những món ăn này, răng sẽ phải dùng và chịu tác động lực lớn để nhai.
Tiếp đến, không nên ăn những thức ăn quá lạnh hay quá nóng. Sự tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi quá đột ngột sẽ khiến răng khó thích nghi, bị kích thích. Lâu dần, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của răng.
Thứ ba, hạn chế tối đa uống các loại nước có màu tối hay nước có ga. Sử dụng lâu ngày, những loại nước uống tưởng chừng đơn giản và phổ biến này sẽ khiến bạn hối hận vì tình trạng răng ngả màu hay bị tổn thương.
Cuối cùng, hãy bổ sung thêm nhiều các loại rau củ quả vào trong thực đơn mỗi ngày. Đặc biệt là các loại như cần tây, táo,… Trong thành phần của chúng có chứa axit malic. Đây được coi là một chất làm trắng tự nhiên rất có lợi cho men răng. Bên cạnh tác dụng làm trắng, axit malic cũng hỗ trợ duy trì màu sắc. Nó bảo vệ răng khỏi những tác động bởi màu thực phẩm.
3.4 Duy trì thói quen kiểm tra định kỳ sau khi bọc răng sứ bán phần
>>>>>Xem thêm: Niềng răng đẹp cỡ nào? Thay đổi trước và sau niềng răng
Không chỉ với răng bọc sứ mà mọi người đều cần duy trì khám răng miệng định kỳ
Kiểm tra răng miệng định kỳ là một thói quen tốt. Điều này cần được duy trì với tất cả mọi người. Dù có bọc răng sứ hay không khám định kỳ vẫn rất cần thiết. Chỉ với 2 lần mỗi năm, hàm răng của chúng ta sẽ luôn bảo đảm được trạng thái ổn định. Ngoài ra, mỗi lần khi đi khám, ta sẽ nhận được tư vấn cho chăm sóc răng phù hợp hơn.
Có thể thấy răng sứ đáp ứng được nhiều nhu cầu của con người. Tuy nhiên, sự đáp ứng này có được duy trì hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó, phần lớn vào quá trình chăm sóc hàng ngày của chính bản thân. Vì vậy, để có một hàm răng trắng đẹp, khỏe mạnh, chúng ta hãy thật chú ý và thực hiện theo những lưu ý đã nêu trên nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.