Viêm lợi loét hoại tử cấp là bệnh lý khởi phát bất ngờ, là tình trạng nhiễm trùng lợi cấp tính nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi khi được phát hiện ở giai đoạn đầu và chưa xảy ra biến chứng.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm lợi loét hoại tử cấp
Bệnh có dấu hiệu gần tương tự viêm lợi thông thường với dấu hiệu chảy máu lợi.
1. Bệnh viêm lợi loét hoại tử cấp là gì?
Bệnh xuất hiện khi có sự bùng phát vi khuẩn trong khoang miệng và không được làm sạch kịp thời gây viêm nướu, lâu dần nướu xuất hiện các vết hoại tử, phá hủy kết cấu nướu. Bệnh này chính là biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm nướu thông thường. Những người có điều kiện sống và dinh dưỡng không đảm bảo thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh không tự khỏi, nhưng nhiều người còn chủ quan khiến bệnh tiến triển thành những biến chứng rất nguy hiểm.
2. Triệu chứng đặc trưng
Nhìn chung, bệnh có các dấu hiệu bệnh gần tương tự như viêm lợi nhưng ở mức độ nặng hơn, tốc độ tiến triển cũng nặng hơn. Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu đặc trưng như:
– Có cảm giác đau nhức lợi ở 1 điểm hoặc cũng có thể lan rộng ra các vùng lân cận
– Bệnh nhân chán ăn, bỏ ăn
– Cấp độ đau tăng nhanh, tần suất dày hơn, dữ dội hơn
– Lở loét, hoại tử ở viền lợi và nhú lợi là dấu hiệu đặc trưng nhất, có thể nhìn thấy bằng mắt thường các vùng màu vàng, xám. Dấu hiệu này có thể xuất hiện ở cả kẽ răng.
– Ở các kẽ răng cũng bắt đầu có dấu hiệu lở loét
– Dễ chảy máu chân răng. Có thể là tự chảy máu hoặc chảy máu do các tác động như ăn uống, vệ sinh răng miệng.
– Tăng tiết nước bọt, hơi thở có mùi hôi do vi khuẩn tích tụ
– Quá trình ăn uống, vệ sinh răng cũng khiến lợi dễ bị đau đớn hơn
– Khi bệnh tiến triển nặng, có thể xuất hiện các cơn sốt, khiến bệnh nhân mệt mỏi
– Có hạch bạch huyết ở cổ và sưng to
– Vùng hoại tử có lớp giả mạc màu trắng
Tìm hiểu thêm: Phát hiện cục cứng ở vú
Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau lợi tại chỗ hoặc lan rộng ra các mô khác.
Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, không nên để đến khi xuất hiện vùng lở loét mới đi khám vì khi này có thể xuất hiện các biến chứng và quá trình chữa trị trở nên mất thời gian và khó khăn hơn.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu đến từ sự bùng phát các loại vi khuẩn có trong khoang miệng. Các vi khuẩn này tăng nhanh, gặp môi trường thuận lợi khiến chúng sinh sôi nhanh và gây hại. Vi khuẩn tăng nhanh có thể từ các nguyên nhân dưới đây:
– Thức ăn bám ở kẽ răng không được loại bỏ và vệ sinh sạch sẽ, hình thành các mảng bám gây viêm lợi
– Thực đơn ăn uống nghèo nàn, mất cân bằng, thiếu chất dinh dưỡng
– Biến chứng của bệnh đái tháo đường gây viêm lợi
– Rối loạn căng thẳng và lo âu kéo dài
– Người nghiện thuốc lá, rượu có nguy cơ cao mắc bệnh
– Đã và đang bị viêm nhiễm khoang miệng mà chưa được xử lý triệt để
– Đề kháng, miễn dịch đang bị suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công
– Dụng cụ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và không được thay mới định kỳ
Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân nhưng bệnh chịu ảnh hưởng khá lớn từ vấn đề vệ sinh răng miệng mỗi ngày, khiến cho vi khuẩn có môi trường lý tưởng để nhân lên, hoành hành gây bệnh.
4. Viêm lợi loét hoại tử cấp tính có biến chứng gì?
Nghe có vẻ như đây là 1 bệnh viêm loét bình thường và nhiều người nghĩ vết loét ở lợi sẽ chẳng có gì đáng lo. Nhưng thực tế, bệnh có thể đem đến những biến chứng nguy hiểm như:
– Hủy hoại các mô nướu và các mô lân cận trong khoang miệng, thậm chí có ảnh hưởng đến xương hàm nếu để tình trạng viêm loét nặng nề
– Bào mòn, hoại tử các chân răng, răng dễ bị lung lay và đe dọa mất răng vĩnh viễn
– Cản trở, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày do lợi dễ bị chảy máu trong quá trình ăn uống, vệ sinh
– Đe dọa gây nên biến chứng đến tim mạch
– Viêm nhiễm nặng nề, lượng vi khuẩn quá lớn, đem đến nguy cơ nhiễm trùng máu
– Phá hủy mô nha chu quanh răng
Như vậy có thể thấy, từ một vết loét nhỏ, một cơn đau bình thường ở nướu hoàn toàn có thể tiến triển thành các bệnh toàn thân cực kỳ nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Thông liên nhĩ bẩm sinh, mẹ bầu vẫn bản lĩnh để vượt cạn thành công
Gặp bác sĩ điều trị kịp thời ngăn chặn bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
5. Quá trình điều trị bệnh
Càng được phát hiện và điều trị sớm thì càng tránh được các biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, cần giảm nhẹ triệu chứng đau và loại bỏ vết hoại tử bằng cách:
– Sử dụng nhiều phương pháp loại bỏ vùng hoại tử
– Dùng thuốc giảm đau
– Dùng kháng sinh đường uống nếu bệnh nhân có dấu hiệu nổi hạch, sưng hạch và sốt
Thứ hai, cần ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm và hoại tử:
– Làm sạch mảng bám và cao răng (nếu có)
– Hướng dẫn vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Sử dụng nước súc miệng hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn tốt hơn
Nếu bệnh nhân đã có những biến chứng nguy hiểm, bị hở thì có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Các bác sĩ cần làm sạch vùng viêm nhiễm lở loét ở chân răng và trám, hàn, phục hình phần răng bị mất.
Cuối cùng, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc răng miệng kỹ sau điều trị và tái khám định kỳ. Bệnh nhân cần kết hợp vệ sinh răng miệng và tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để kiểm soát và thuyên giảm các triệu chứng.
Để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, hãy chú ý xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, hãy chú ý vệ sinh răng miệng tốt hơn, sử dụng một số vật dụng chuyên dụng như: tăm, chỉ nha khoa, máy tăm nước giúp vệ sinh tốt các ngóc ngách trong khoang miệng. Đừng quên gặp bác sĩ khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp chăm sóc răng miệng toàn diện. Đặt lịch khám tại Nha khoa Thu Cúc TCI ngay hôm nay cùng với các bác sĩ Răng Hàm Mặt hàng đầu, có bề dày kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.