Hôi miệng không phải bệnh lý nguy hiểm về răng miệng nhưng có tác động cực kỳ lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Nhiều người không thể nhận ra mình bị hôi miệng bởi đây là vấn đề khá khó nói. Vậy, làm thế nào để nhận biết chứng hôi miệng? Những người bị hôi miệng kinh niên có biện pháp nào để chữa trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn về chứng quen mà lạ này.
Bạn đang đọc: Trị dứt điểm chứng hôi miệng kinh niên
Chứng hôi miệng sẽ cản trở quá trình giao tiếp gây mất tự tin.
1. Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là triệu chứng rất thường gặp, mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng hôi miệng. Để việc điều trị đạt được hiệu quả tối ưu, cần tìm ra được nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Một số nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng có thể kể đến như:
– Thực phẩm: tiêu thụ một số loại thực phẩm có tinh dầu đặc trưng: hành, tỏi,…) kèm theo việc vệ sinh răng miệng không tốt và các mảnh vụn còn đọng lại trong kẽ răng, khoang miệng.
– Vệ sinh răng miệng không kỹ, đặc biệt là vệ sinh các kẽ răng. Các kẽ răng là nơi thường bị bỏ quên. Thức ăn đọng tại đây đem đến nguy cơ hôi miệng cực kỳ lớn. Bên cạnh đó, vùng lưỡi không được vệ sinh cũng khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Hơi thở hôi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh răng miệng: viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi,…
– Những người đeo răng giả (đặc biệt là răng giả tháo lắp) nếu vệ sinh không kỹ có thể khiến miệng bị hôi, có mùi khó chịu
– Miệng bị khô, không có đủ nước bọt sẽ không thể loại bỏ tác nhân gây hôi miệng. Chúng ta thường bị khô miệng khi ngủ và đó là lý do buổi sáng miệng có mùi. Người già cũng có xu hướng bị khô miệng và hơi thở có mùi đặc trưng.
– Hôi miệng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý toàn thân: ung thư, rối loạn chuyển hóa. Đặc biệt, các bệnh như tiểu đường, suy gan, suy thận có thể khiến hơi thở có mùi tanh như cá. Hơi thở có mùi thối như phân khi bệnh nhân bị tắc ruột. Ngoài ra, những người thường xuyên trào ngược dạ dày cũng có hơi thở không được thơm mát.
– Một số loại thuốc điều trị bệnh huyết áp, tâm thần,… sẽ khiến hơi thở có mùi
– Hút thuốc lá, thuốc lào
– Viêm amidan hốc mủ khiến hơi thở có mùi khó chịu
– Nhiễm trùng đường hô hấp trên, dị tật miệng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ gây mùi
2. Nhận biết chứng hôi miệng
Hôi miệng kinh niên là tình trạng hôi miệng bị kéo dài không được điều trị và khắc phục kịp thời. Có thể nhận biết chứng hôi miệng bằng các biện pháp như:
– Úp bàn tay vào miệng và ngửi thử, tự cảm nhận hơi thở
– Nếu hơi thở thoát ra cả miệng và mũi thì có thể đó là triệu chứng của bệnh toàn thân
– Xác định mùi hôi trên chỉ, tăm nha khoa
– Đo nồng độ và xác định bằng máy móc tại các bệnh viện, phòng khám
– Lưỡi trắng cũng có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng có vấn đề và hơi thở có thể đang có mùi khó chịu
Tìm hiểu thêm: Trồng răng có đau không và những điều cần biết
Úp lòng bàn tay và thở để nhận biết chứng hôi miệng dễ dàng.
3. Hôi miệng kinh niên có chữa được không?
Chứng hôi miệng hoàn toàn có thể được chữa khỏi dù nặng hay nhẹ bằng một số biện pháp dưới đây:
– Điều trị triệt để sâu răng và các bệnh nha chu
– Lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám, loại bỏ vi khuẩn gây mùi khó chịu
– Điều trị các bệnh tai mũi họng: viêm xoang, amidan, VA, viêm họng hạt,… Đây đều là các ổ vi khuẩn gây mùi hôi ở miệng rất nặng.
– Điều trị các bệnh tiêu hóa: trào ngược dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng,…
– Khám nha sĩ đều đặn và tái khám sau khi đã được điều trị
– Sử dụng nước súc miệng giúp đạt hiệu quả điều trị hôi miệng kinh niên tốt hơn
– Nếu chứng hôi miệng quá nặng, các bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc, phương pháp kích thích sản xuất nước bọt
4. Phòng ngừa hôi miệng
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa chứng hôi miệng bằng những biện pháp rất đơn giản:
– Tránh các thực phẩm có mùi khó chịu như: hành, tỏi, pho mát… bổ sung rau xanh, trái cây. Hạn chế tiêu thụ thịt, chất béo. Giảm tiêu thụ thức ăn có nhiều đường. Có thể bổ sung vào chế độ ăn một số loại thực phẩm giúp hạn chế mùi hôi như: gừng, sữa chua, chanh,…
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào, kể cả thuốc lá điện tử giúp hơi thở được cải thiện và hạn chế nguy cơ bị ố vàng, hỏng răng
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chú ý vệ sinh kỹ các kẽ răng bằng chỉ nha khoa, tăm nước. Chải răng theo chiều dọc và xoay tròn để vệ sinh kẽ răng tốt hơn.
– Luôn giữ miệng đủ ẩm bằng cách uống đủ nước hoặc bổ sung các loại nước hoa quả, ăn trái cây. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ
Cần gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để.
– Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo, tưa lưỡi nhưng tránh làm lưỡi bị thương, bị xước. Trẻ em cũng cần được vệ sinh lưỡi đầy đủ và sạch sẽ. Bởi vì lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi, gây mùi khó chịu nếu không được vệ sinh.
– Làm sạch răng giả và các dụng cụ nha khoa trước và sau khi sử dụng
– Đối với những người đang niềng răng cần chú ý làm sạch khí cụ nha khoa thật kỹ
– Giữ gìn vệ sinh hàm răng giả tháo lắp
– Cà phê, rượu cần được hạn chế và loại bỏ
– Dùng nước súc miệng vệ sinh miệng hiệu quả hơn nhưng bạn cũng có thể thay thế nó bằng nước muối loãng
– Thay bàn chải và dụng cụ vệ sinh răng miệng định kỳ
Như vậy, có thể thấy hôi miệng kinh niên hoàn toàn có thể chữa khỏi, chỉ cần tìm ra nguyên nhân gây nên hôi miệng và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ. Hôi miệng hoàn toàn có thể bị tái phát nếu bạn không chú ý đến các tác nhân gây hôi miệng có mặt trong cuộc sống. Chú ý, các mẹo chữa hôi miệng không có tác dụng với hôi miệng bệnh lý và kinh niên. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác để có phác đồ điều trị chuẩn xác nhất. Liên hệ đặt lịch tại Thu Cúc TCI kiểm tra sức khỏe răng miệng ngay hôm nay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.