Những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ mầm non

Chăm sóc răng cho trẻ mầm non tưởng như là một việc đơn giản nhưng lại có tầm quan trọng nhất định. Quá trình này cần được thực hiện với phương pháp chuẩn xác và sự duy trì để các bé có được một khoang miệng khỏe mạnh. Sau đây là một vài những lưu ý và cách thức thực hiện vấn đề này.

Bạn đang đọc: Những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ mầm non

1. Sự cần thiết của chăm sóc răng đối với trẻ mầm non

Nhiều người nói trẻ mầm non còn nhỏ, ăn được bao nhiêu mà phải chăm sóc răng kỹ. Liệu đây có phải lối suy nghĩ đúng? Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ độ tuổi mầm non có thật sự cần thiết?

1.1 Chăm sóc răng cho trẻ mầm non là cần thiết

Vệ sinh răng miệng cho trẻ từ độ tuổi mầm non là rất cần thiết. Đây là một trong những điều cơ bản với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe khoang miệng. 

Trên thực tế, phần lớn các căn bệnh mà cơ thể mắc phải đều bắt nguồn từ răng miệng không khỏe mạnh. Và theo nhiều nghiên cứu, tồn tại tới khoảng 700 loại vi khuẩn trong khoang miệng. Hầu hết những vi khuẩn này đều có liên quan tới vấn đề bệnh lý ở các cơ quan khác. Vì vậy, việc chú trọng tới sức khỏe răng miệng cho trẻ từ sớm là rất cần thiết.

Ngoài ra, khi trẻ được hình thành thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ sẽ tác động lớn tới nhận thức. Các bé sẽ thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, đồng thời có ý thức hơn trong việc đánh răng. Bên cạnh đó, khi trẻ được chăm sóc răng miệng tốt từ bé, quá trình học nhai, học nói trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn.   

1.2 Những nguy cơ nếu trẻ không chăm sóc răng

Những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ mầm non

Không chăm sóc răng miệng cho trẻ dẫn tới nhiều nguy cơ

Mặc dù trong một vài năm đầu đời, trẻ mới mọc răng sữa và sẽ trải qua một quá trình thay răng nữa. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng miệng vẫn rất cần thiết. Nếu không rèn luyện thói quen và thực hiện chăm sóc răng miệng cẩn thận ngay từ bé, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

1.2.1 Sâu răng

Như chúng ta đã biết sâu răng chính là “kẻ thù truyền kiếp” của hàm răng trẻ. Bên cạnh việc khiến hàm răng trẻ trở nên yếu, mất thẩm mỹ, sâu răng còn là tác nhân khiến sức khỏe tinh thần đi xuống. Những cơn đau răng, sự khó chịu và nguy hiểm hơn là sâu ăn vào tủy. Những tình trạng này lâu dài sẽ khiến các bé rơi vào trạng thái mất ngủ, chán ăn uống, ảnh hưởng xấu tới tinh thần.

1.2.2 Mất răng sữa sớm

Khi không chăm sóc răng miệng tốt, bệnh sâu răng của trẻ sẽ ngày càng nghiêm trọng, ăn sâu vào tủy gây thối tủy. Khi ấy, chúng ta buộc phải xử lý bằng phương pháp nhổ bỏ răng sữa sớm. Điều này gây tổn hại rất lớn với trẻ mầm non bởi đây là thời điểm tốt nhất để các bé hấp thụ dinh dưỡng, phát triển cơ thể. Răng sữa nhổ sớm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng quá trình ăn uống, ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

1.2.3 Hôi miệng

Tương tự như người trưởng thành, sâu răng cũng là tác nhân khiến hơi thở của trẻ có mùi khó chịu. Điều này sẽ là nguyên nhân làm giảm sự tự tin của các bé trong giao tiếp. Tình trạng này kéo dài, sự tự ti sẽ đi theo bé cho tới lúc lớn.

1.2.4 Viêm nha chu

Viêm nha chu có lẽ là hậu quả mà nhiều bậc phụ huynh lo sợ nhất khi không chăm sóc răng miệng cho con từ sớm. Căn bệnh này là biến chứng từ sâu răng. Viêm nha chu có thể khiến các mô phần nướu răng của trẻ tổn thương. Và khi tích tụ quá nhiều vi khuẩn sẽ kéo theo nhiều biến chứng tới tim mạch, dạ dày, … và nguy cơ ung thư.

2. Những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ từ mầm non

2.1 Chế độ ăn uống cung cấp đủ dinh dưỡng

Như đã nói, ở độ tuổi học mầm non là thời điểm bé cần hấp thụ dưỡng chất để cơ thể phát triển. Vì vậy để sức khỏe răng miệng luôn tốt thì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là không thể thiếu. Cụ thể:

– Bổ sung vào thực đơn các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi,…. Những chất này rất có lợi cho sự hình thành và phát triển của răng. Ta có thể tìm thấy ở một số loại thức ăn như tôm, cua, ốc, sò, trái cây, sữa,…

– Uống thật nhiều nước lọc để không bị khô miệng.

– Kiểm soát chặt chẽ lượng đồ ngọt mà trẻ ăn.

– Hạn chế ăn các món dẻo, độ dính cao. Những loại thức ăn này khi bám vào răng thường khó vệ sinh, dễ để lại cặn thừa.

– Không nên cho trẻ sử dụng những món ăn quá nóng hay lạnh để bảo vệ men răng.

2.2 Từ bỏ dần những thói quen xấu

Mối nguy hại cho răng miệng không chỉ đến từ bên ngoài mà có thể bắt nguồn từ chính những thói quen xấu của trẻ. Điển hình như mút ngón tay, nghiến răng khi ngủ, chống cằm,… là những điều thường thấy. Những hành động này tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nếu không thay đổi sớm, trẻ có thể mắc các vấn đề về răng miệng. Một vài vấn đề thường gặp như như sún răng, răng mọc lệch lạc, vẩu,…

2.3 Phương pháp vệ sinh răng miệng đúng

Phương pháp vệ sinh đúng cách là điều cơ bản nhất để làm nên một khoang miệng khỏe mạnh. Để thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

– Chải răng đều đặn 2 lần một ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. 

– Phụ huynh nên đánh răng cùng để giám sát đồng thời tạo sự hứng thú cho con.

– Sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm. Kem đánh răng nên chọn loại có chứa fluor dành cho trẻ em.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? thai phụ chú ý

Những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ mầm non

Cần dạy cho trẻ phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách

– Thay bàn chải đều đặn 3 tháng 1 lần.

2.3 Đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ răng miệng

Những lưu ý chăm sóc răng cho trẻ mầm non

>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu có hiệu quả hay không?

Cha mẹ và trẻ nên cùng nhau duy trì thói quen khám răng miệng định kỳ

Ngoài những lưu ý khi chăm sóc tại nhà, cha mẹ cũng nên để ý tới lịch khám răng định kỳ của con. Việc thăm khám định kỳ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển răng miệng của trẻ. Khi đi khám đều đặn, tình trạng răng miệng của con sẽ luôn an toàn, được kiểm soát. Nếu có bất kỳ nguy cơ nào, ta cũng có thể phát hiện và tiến hành ngăn chặn từ sớm. Đây là một thói quen tốt cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy không chỉ trẻ mà cha mẹ cũng hãy kiểm tra răng miệng định kỳ cùng con nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *