Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai phát hiện máu nhiễm mỡ. Vậy điều này có nguy hiểm không? Kiểm tra máu nhiễm mỡ cho bà bầu ở đâu? Làm cách nào để điều trị bệnh an toàn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Những lưu ý cho mẹ bầu khi mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ hoặc mỡ máu cao. Là tình trạng gia tăng đột biến của lượng mỡ trong máu, được đánh giá bằng chỉ số cholesterol.
Nguyên nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ ở bà bầu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một phụ nữ mang thai bình thường đều có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, các hormone sẽ kích thích gan tăng mức sản xuất cholesterol, kích thích màng tế bào, nội tiết tố,… Đồng thời chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cholesterol cũng là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao.
Bệnh máu nhiễm mỡ ở bà bầu có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, viêm gan, ung thư gan, hoại tử ruột, sỏi thận… do vậy, mẹ bầu mắc bệnh máu nhiễm mỡ sẽ có nguy cơ đối diện với tất cả các biến chứng trên.
Hơn nữa, bệnh máu nhiễm mỡ còn có nguy cơ di truyền nên nếu như mẹ mắc máu nhiễm mỡ trong thai kỳ, rất có thể sẽ em bé cũng sẽ có thể bị mắc bệnh. Trong quá trình mang thai mẹ không được sử dụng thuốc để điều trị nên rất dễ dẫn tới bệnh tình tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm. Chính vì vậy mẹ cần thường xuyên thăm khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu trong thai kỳ.
Kiểm tra máu nhiễm mỡ cho bà bầu ở đâu?
Việc lựa chọn được cơ sở y tế uy tín cũng là điều rất quan trọng để kiểm tra máu nhiễm mỡ cho bà bầu. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc từ lâu đã trở thành địa chỉ thăm khám tin cậy của nhiều mẹ bầu bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị y tế hiện đại, quy trình thăm khám khoa học…
Nhờ khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, chị Phạm Hải Hà (Hà Nội) đang mang thai 15 tuần đã phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh mỡ máu và thiếu máu.
Chị Hà cho biết: “Ngoài việc thăm khám theo các mốc của thai kỳ thì mình vẫn duy trì thói quen khám sức khoẻ định kỳ để nắm rõ tình hình sức khoẻ của bản thân, cũng như phát hiện sớm các vấn đề bệnh tật để biết sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả tráh gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé”.
Lựa chọn gói khám sức khoẻ cơ bản tại Bệnh viện Thu Cúc, chị Hà được trải qua đầy đủ các danh mục cần thiết như: khám tổng quát, xét nghiệm máu và nước tiểu, điện tim, siêu âm…
Buổi thăm khám của chị Hà được diễn ra rất nhanh chóng và thoải mái, tại mỗi bước khám chị Hà đều được đội ngũ nhân viên y tế tại Thu Cúc hướng dẫn chu đáo.
Chị Hà được trải qua đầy đủ các danh mục cần thiết như: khám tổng quát, xét nghiệm máu và nước tiểu, điện tim, siêu âm…
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo u xơ dạ con có thể gây vô sinh
Nhờ đi khám sức khỏe định kỳ, chị Hà phát hiện sớm bệnh thiếu máu, mỡ máu khi đang mang thai
Kết thúc quá trình thăm khám, chị Hà được Tiến sĩ y học, Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương tư vấn, đưa ra những lời khuyên bổ ích về việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai
Không chỉ thường xuyên đi thăm khám sức khoẻ định kỳ, chị Hà còn lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Thu Cúc để có một thai kỳ thật nhẹ nhàng: “Gia đình mình đã tin tưởng lựa chọn chăm sóc sức khoẻ tại Thu Cúc nhiều năm qua. Các dịch vụ ở đây rất tốt, mình được tiếp đón rất nhiệt tình, các bác sĩ thăm khám chu đáo và kỹ lưỡng nên mình rất yên tâm. Hơn nữa không gian bệnh viện rất sạch sẽ, thoáng mát, nên mặc dù mình bầu bí và rất nhạy cảm với mùi bệnh viện nhưng đi khám tại Thu Cúc thì thấy rất là thoải mái” – Chị Hà chia sẻ.
Phụ nữ bị máu nhiễm mỡ khi mang thai cần chú ý những gì?
Trước tiên, một chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh cho thai kỳ là một điều rất quan trọng. Mẹ nên tránh những thức ăn chứa qua nhiều dầu mỡ vì chúng chứa nhiều chất béo no rất dễ làm tắc động mạch. Do đó, mẹ cần phải tuân thủ những điều sau đây:
– Không nên bổ sung đạm trong bữa tối: Đối với những bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ bao gồm cả mẹ bầu thì tốt nhất là nên hạn chế những món nhiều chất đạm trong bữa tối. Điều này có thể khiến cholesterol đọng lại trên động mạch, gây xơ vữa động mạch.
– Bổ sung nhiều cá: Bà bầu bị máu nhiễm mỡ khi mang thai nên bổ sung cá vào thực đơn của mình. Cá là thực phẩm chứa nhiều omega 3, có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ tim mạch. Không những thế, ăn cá còn giúp phát triển thị giác và trí não của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích có nhiều omega-3 loại này. Lưu ý, mẹ nên tránh xa những loại cá chứa thủy ngân như cá kình, thu, kiếm,… vì dễ có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân khi mang thai.
– Ăn nhạt: Bác sĩ khuyên những mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
– Ăn nhiều rau xanh: Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh để hạn chế lượng cholesterol. Rau xanh và các sản phẩm được làm từ đậu, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây… rất tốt cho mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ vì chúng chứa ít cholesteron. Đặc biệt trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp giảm sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
Ngoài ra, những thức ăn có nhiều chất xơ mẹ có thể tham khảo như: gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi…).
>>>>>Xem thêm: 7 biện pháp cải thiện khi kinh nguyệt không đều
Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh để hạn chế lượng cholesterol
– Tránh dùng dầu cọ, dầu dừa: Phụ nữ bị máu nhiễm mỡ khi mang thang thai nên tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa – thường có trong kem thực vật. Thay vào đó, mẹ nên dùng dầu ô liu, dầu đậu nành, hướng dương sẽ có tác dụng hạ mức cholesterol trong cơ thể.
– Không ăn bơ, dầu mỡ: Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, thực phầm nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền và các thức ăn nhanh vì những thực phẩm này có thể làm tăng lượng cholesterol máu.
Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, khám sức khoẻ định kỳ là rất cần thiết giúp phát hiện sớm các mầm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển, biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói khám sức khỏe cho mẹ bầu hãy gọi tới Tổng đài 1900 55 88 92 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.