Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu Dương Thị Ngân, sinh năm 1994 rất lo lắng khi được biết bé bị dây rốn bám mép – có thể khiến thai nhẹ cân, và nguy hiểm hơn dẫn tới suy thai. Tuy nhiên, với sự đồng hành suốt thai kỳ của các các bác sĩ Sản khoa Bệnh viện Thu cúc, chị Ngân đã hạ sinh bé 3.6kg, 2 mẹ con hoàn toàn khỏe mạnh. Thai bị dây rốn bám mép.
Bạn đang đọc: Thai bị dây rốn bám mép, mẹ lo con nhẹ cân nhưng kết quả gây ngỡ ngàng
srcMẹ bầu suýt khóc khi bé bị dây rốn bám mép, nhưng đó lại là cơ duyên đến với Thu Cúc
“Mang thai lần đầu, trộm vía mình khá khỏe mạnh cho tới khi đi khám phát hiện dây rốn bám mép. Lại được bác sĩ nói thêm là nó có thể khiến bé giảm hấp thu được dinh dưỡng và có khả năng sinh non, mình lo sợ phát khóc. Sau lần đó mình quyết định sẽ chọn bác sĩ giỏi ở PSTW cho yên tâm, nhưng cũng khá lo lắng về tình trạng đông đúc tại các bệnh viện công. Thật may là được sự giới thiệu của mấy người bạn, mình được biết tới bác sĩ Nguyễn Văn Hà, và lại càng vui mừng hơn khi biết bác đang công tác tại Bệnh viện Thu Cúc – nơi mà các mẹ bầu hay truyền tai nhau là đẻ sướng như tiên, không cần mang gì, và bộ ảnh vượt cạn xịn sò. Mình đã quyết định đăng ký thai sản trọn gói để được chăm sóc tốt nhất, theo dõi từ đầu thai kỳ cho tới khi đẻ” – chị Dương Thị Ngân chia sẻ.
Mặc dù bị dây rốn bám mép nhưng nhờ sự chăm sóc, theo dõi đặc biệt, em bé đã chào đời với cân nặng 3,6kg (sau khi trừ xăng quấn ngoài)
srcDây rốn bám mép là gì? Có nguy hiểm gì cho mẹ bầu?
Tưởng chừng như đơn giản nhưng dây rốn có vai trò rất quan trọng đối với em bé: giúp hình thành bánh nhau và gắn kết với thành tử cung, dây rốn cho phép các dưỡng chất và vận chuyển oxy từ mẹ sang thai nhi, đồng thời thải các chất thừa và máu thiếu oxy từ thai nhi qua mẹ, giúp thai nhi sống và tăng trưởng, giúp duy trì thai kỳ khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trong thai kỳ, dây rốn có thể xảy ra một số bất thường, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, trong đó dây rốn bám mép là tình trạng một số mẹ bầu gặp phải.
Dây rốn bám mép là sự bất thường ở dây rốn, thay vì bám vào trung tâm bánh rau thì lại bám vào mép bánh rau, gây ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng của thai nhi.
Trong trường hợp này thay vì bám vào trung tâm của bánh rau thì dây rốn sẽ bám vào mép của bánh rau. Tình trạng này thường không gây ra triệu chứng đặc biệt nào, mà mẹ chỉ có thể phát hiện sớm khi siêu âm định kỳ.
Tuy không nguy hiểm như dây rốn bám màng, nhưng dây rốn bám mép có thể giảm lượng máu và chất dinh dưỡng tới nuôi thai nhi, có thể khiến một số bé nhẹ cân; tăng nguy cơ sinh non so với khi dây rốn bám ở vị trí bình thường. Chính bởi vậy, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ, phát hiện sớm, lưu ý tới sự tăng trưởng của thai nhi, đặc biệt ở tam cá nguyệt cuối. Từ đó, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn, lên kế hoạch sinh nở phù hợp và an toàn.
srcThai sản trọn gói – Thai kỳ trọn vẹn
Chị Ngân được mổ khi mang thai tuần 39, cuộc vượt cạn thành công ngoài mong đợi khiến chị thở phào nhẹ nhõm.
Chị Ngân chia sẻ, trước đây từng chứng kiến chị em, bạn bè sinh con rất vất vả. Mỗi lần đi khám thai lại phải trình bày các vấn đề của mình cho bác sĩ để họ biết tình trạng của mình; đi sinh thì tay xách nách mang, bệnh viện quá tải, người nhà phải nằm đất… Khi biết đến Thu Cúc, chị cảm thấy tất cả những lo lắng trước đây của mình là vô nghĩa.
Tìm hiểu thêm: Chữa ung thư: Phác đồ điều trị quyết định phần thắng
Sau khi sinh, bé được bác sĩ Nhi – Bệnh viện Thu cúc kiểm tra sức khỏe sơ bộ, đánh giá các phản xạ đầu đời để đảm bảo bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Trước khi đến các mốc khám thai định kỳ, bệnh viện đều báo tin nhắn cho chị; Từng mốc khám bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng xem ăn uống thế nào để em bé đảm bảo dưỡng chất, có cân nặng tiêu chuẩn. Ban đầu vợ chồng chị luôn lo lắng rằng em bé sẽ nhẹ cân, nhưng tới cuối thai kỳ bác sĩ lại cho biết thai nhi phát triển lớn hơn tuần tuổi, làm vợ chồng chị vừa mừng vừa lo. Lúc này một vấn đề khác lại khiến mẹ bầu Ngân lo lắng, đó là: thai nhi to có nên sinh thường không? Tuy nhiên, các bác sĩ đã phân tích cho chị rất chi tiết về ưu, nhược điểm của các phương pháp sinh. Với tình trạng của chị Ngân là thai to, dây rốn bám mép, theo các bác sĩ, sinh mổ là phương án tối ưu nhất để đảm bảo an toàn của cả 2 mẹ con.
“Giây phút kề da con cứ mong sao kéo dài mãi…” – chị Dương Thị Ngân chia sẻ.
Mang thai 39 tuần, chị Ngân được bác sĩ chỉ định mổ để giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển dạ. Bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Nguyên Phó trưởng khoa Sản, Bệnh viện PSTW, hiện nay là Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Thu Cúc cùng ekip mổ đã đón bé gái nặng 3,6kg. Sức khỏe của 2 mẹ con hoàn toàn tốt.
>>>>>Xem thêm: Đau bụng dưới và rong kinh có nguy hiểm không?
Bé sau khi chào đời được hưởng trọn các lợi ích đầu đời tốt nhất như áp da bố, mẹ, tiêm phòng vắc xin viêm gan B, Vitamin K.
Nói về quá trình mang thai của mình, chị Ngân cho biết “Tôi thấy quyết định đăng ký thai sản trọn gói của tại Thu Cúc là rất sáng suốt để có thai kỳ trọn vẹn nhất. Ngay cả việc đi sinh cũng rất nhẹ nhàng, bệnh viện chuẩn bị đầy đủ vật dụng, chăm sóc bé đã có điều dưỡng phụ giúp trong khi mình vết mổ còn đau, chưa đi lại được. Nói chung tôi cảm thấy rất hài lòng từ đầu đến cuối”.
Trường hợp dây rau bám mép của mẹ bầu Dương Thị Ngân chỉ là một trong vô vàn ca sinh phức tạp mà Bệnh viện Thu Cúc từng tiếp nhận. Với đội ngũ ekip bác sĩ quốc tế và đội ngũ bác sĩ trong nước đến từ bệnh viện PSTW, PSHN, đội ngũ bác sĩ gây mê, gây tê, đội ngũ điều dưỡng, nữ hộ sinh giàu kinh nghiệm…, Bệnh viện Thu Cúc đã đồng hành và giúp hàng ngàn mẹ bầu có vấn đề về thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, sinh mổ nhiều lần, dây rốn thắt nút, rau tiền đạo… vượt cạn thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.