Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

Đối với những mẹ đang mang thai, xét nghiệm sàng lọc trước sinh là rất quan trọng để loại trừ những nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không, nên thực hiện ở đâu uy tín và chính xác? Các thắc mắc của mẹ bầu sẽ đều được giải đáp trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm sàng lọc thai nhi trước khi sinh là gì?

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

Nhiều dị tật của thai nhi có thể được phát hiện sớm với độ chính xác cao thông qua các xét nghiệm tại một số tuần thai quan trọng.

Đây chính là những phương pháp y học hiện đại, xét nghiệm ADN, NST của thai nhi thông qua máu của người mẹ nhằm  phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như đứt gãy mạch ADN, thiếu hoặc thừa đoạn NST trong gen của phôi thai. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ ngay từ khi còn rất sớm, và có những tư vấn tốt nhất cho mẹ và bé. Các dị tật có thể phát hiện nhờ xét nghiệm sàng lọc trước sinh đó là:

  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Sứt môi hở hàm ếch
  • Hội chứng Down, Tơcnơ
  • Dị tật hậu môn
  • Dị tật các chi
  • Khiếm khuyết về thần kinh và trí tuệ

Hầu hết các phương pháp sàng lọc trước khi sinh đều có kết quả chính xác cao, lên tới 99% và không gây nguy hại gì cho sức khỏe mẹ và bé. Một số ít trường hợp rủi ro bao gồm: chảy máu âm đạo, nhiễm trùng ối, sảy thai… Tuy nhiên, những nhược điểm này chỉ xảy ra ở những phương pháp sàng lọc có xâm lấn như chọc ối với tỷ lệ nhỏ. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, trước khi thực hiện bất kì xét nghiệm nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những ai nên xét nghiệm sàng lọc thai nhi trước sinh?

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

Để đảm bảo sức khỏe của con yêu, tất mẹ mang thai đều cần làm xét nghiệm sàng lọc, nhất là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn.

Để đảm bảo cho thai nhi khỏe mạnh khi chào đời, tất cả phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Đặc biệt, những mẹ bầu thuộc đối tượng nguy cơ cao dưới đây cần đặc biệt quan tâm và không thể bỏ qua.

Tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh: Nếu người thân trong gia đình nội, ngoại từng sinh con mắc hội chứng Down, dị tật tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch… thì những người đó cũng có nguy cơ cao sinh con ra mắc các dị tật di truyền. Chính bởi vậy, đây là đối tượng hàng đầu cần sàng lọc dị tật trước sinh.

Phụ nữ mang thai muộn: Càng lớn tuổi mang thai thì nguy cơ dị tật cho thai nhi càng cao, do vậy, những chị em mang thai trên 35 tuổi cần đặc biệt chú ý tới sàng lọc trước sinh.

Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai: Nếu không may sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần đi sàng lọc sớm bởi một số loại thuốc sử dụng chống chỉ định cho phụ nữ mang thai bởi sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Tốt nhất, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Có tiền sử sảy thai: Những mẹ bầu từng sảy thai, đặc biệt sảy thai trên 3 lần liên tiếp thì càng cần theo dõi sát sao cả thai kỳ và không nên bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc.

Mẹ bầu gặp các vấn đề trong thai kỳ: Mẹ bầu bị huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh tim,… trong thai kỳ có nhiều nguy cơ con mắc dị tật hơn bình thường.

Cha/mẹ từng tiếp xúc với phóng xạ: Làm việc hoặc thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Nhiễm virus trong thời gian mang thai: Đặc biệt mẹ bầu nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu như Cúm, sởi, thủy đậu, Rubella,… thì nguy cơ tăng cao đối với các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non…

Nên xét nghiệm sàng lọc thai nhi trước sinh ở đâu uy tín và chính xác?

Tìm hiểu thêm: Người bị nhân xơ tử cung kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ tin cậy được nhiều mẹ bầu lựa chọn để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cũng như sinh nở, trong đó phải kể đến những cặp vợ chồng nổi tiếng vợ chồng diễn viên Trung Ruồi.

Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh. Điều quan trọng là mẹ bầu cần chọn những địa chỉ uy tín, có hệ thống máy móc tân tiến, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

Bên cạnh những bệnh viện Sản khoa đầu ngành, mẹ bầu có thể tham khảo các bệnh viện tư như Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để có kết quả nhanh chóng hơn mà không quá đông đúc như các bệnh viện công.

Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, Bệnh viện Thu Cúc còn trang bị hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài như: hệ thống xét nghiệm robot tự động, hệ thống máy sinh hóa, máy đo nước tiểu tự động, máy siêu âm 5D… đảm bảo mang tới kết quả xét nghiệm chính xác nhất cho mẹ bầu.

Xét nghiệm và khám sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không?

>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ Venus có phải lựa chọn tối ưu?

Với hầu hết các xét nghiệm sàng lọc, mẹ bầu vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi thực hiện.

Xét nghiệm và khám sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu quan tâm bởi lo ngại việc ăn uống trước khi thực hiện sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả, tuy nhiên việc nhịn ăn cũng khá là thách thức đối với mẹ bầu của chúng ta, bởi với nhu cầu năng lượng ngày càng nhiều thì mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy đói.

Double test

Xét nghiệm này có thể được thực hiện thích hợp trong khoảng tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ, tốt nhất là trong tuần thai thứ 12 – 13. Dựa vào kết quả siêu âm để xác định tuổi thai, bà bầu có thể thực hiện xét nghiệm sau khi khám siêu âm đo độ mờ da gáy.

Double test giúp kiểm tra và định lượng β-hCG tự do (free beta-human chorionic gonadotropin) và PAPP-A (pregnancy associated plasma protein A) có trong máu của người mẹ, kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ , tuổi thai,… nhằm đánh giá nguy cơ của bệnh bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13).

Đối với xét nghiệm này, mẹ bầu không cần nhịn ăn trước khi thực hiện vì không làm ảnh hưởng gì tới kết quả.

Triple test

Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba) rất cần thiết, giúp tầm soát trước sinh và phát hiện nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở em bé. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai. Triple test được thực hiện khi thai nhi được 15 – 20 tuần tuổi, chính xác nhất là tuần thứ 16 – 18.

Các mẹ hoàn toàn có thể ăn uống bình thường và tới các cơ sở y tế để được tiến hành lấy máu xét nghiệm Triple Test.

Xét nghiệm NIPT 3

Xét nghiệm NIPT 3 (Non Invasive Prenatal Testing) là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, thông qua giải trình tự DNA (còn gọi là xét nghiệm cell-free fetal DNA – cffDNA). Đây là xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện các hội chứng liên quan đến bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội) ở thai nhi qua máu mẹ. NIPT có độ chính xác cao tới 99%, và quy trình xét nghiệm vô cùng đơn giản.

Xét nghiệm NIPT 3 có thể phát hiện 3 bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST) phổ biến, qua đó có thể phát hiện sớm các dị tật thai nhi như: Hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18), hội chứng Patau (Trisomy 13).

Mẹ bầu thường được yêu cầu thực hiện vào tuần 9 đến 11, đó là khoảng thời gian phù hợp nhất.

Cũng giống như Triple test và Double test, mẹ bầu vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi thực hiện xét nghiệm.

Với những thông tin trên đây hi vọng rằng mẹ bầu đã có thêm thông tin bổ ích về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, cũng như trả lời cho câu hỏi xét nghiệm sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không.

Khách hàng quan tâm tới dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *