Khám sản phụ khoa là gì? Những điều chị em nên biết

Khám sản phụ khoa là gì hay khám sản phụ khoa nên khám những gì, khám vào thời điểm nào là tốt nhất… là các câu hỏi mà chị em thường quan tâm khi có kế hoạch kiểm tra và thăm khám. Vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Khám sản phụ khoa là gì? Những điều chị em nên biết

1. Khám sản phụ khoa là gì ?

Nhiều chị em chưa hiểu rõ việc khám sản phụ khoa là gì? Khám sản phụ khoa là kiểm tra tình trạng sức khỏe các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục để phát hiện bất thường và chẩn đoán bệnh lý nếu có.

Khám sản phụ khoa là gì? Những điều chị em nên biết

Nhiều chị em ngày nay đã chủ động khám phụ khoa để chăm sóc sức khỏe cho bản thân

Phần lớn, các dấu hiệu bệnh lý phụ khoa thường rất khó nhận biết do biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nhiều chị em chỉ đi khám sản phụ khoa khi bệnh đã chuyển biến nặng và kèm các triệu chứng đau bụng, chảy máu,…. Nhiều trường hợp chỉ vô tình phát hiện bệnh trong các kỳ khám sức khỏe tại cơ quan.

Tại Việt nam, theo thống kê chính thức từ Bộ Y tế thì hơn 90% phụ nữ Việt đều sẽ mắc ít nhất một bệnh phụ khoa trong suốt cuộc đời của mình. Đáng báo động hơn là trong những năm gần đây, các bệnh lý nguy hiểm như ung thư vú, ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng. Một trong những yếu tố góp phần đẩy nhanh sự gia tăng bệnh phụ khoa chính là chị em vẫn luôn còn những tâm lý e ngại khi thăm khám, dẫn đến tình trạng khi bệnh tiến triển nặng mới kiểm tra và chữa trị thì đã muộn.

Hiểu được khám sản phụ khoa là gì, khám sản phụ khoa có lợi ích như nào sẽ giúp chị em tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

2. Khám phụ khoa nên khám những gì?

Khám sản phụ khoa là gì? Những điều chị em nên biết

Bệnh nhân thăm khám phụ khoa tại Thu Cúc được nhân viên y tế hướng dẫn cẩn thận, chi tiết

Khám phụ khoa nên khám những gì, dưới đây là một số danh mục chị em cần thực hiện trong quá trình thăm khám phụ khoa.

2.1. Khai thác thông tin về tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe của chị em hiện tại

Đây là điều trong quá trình thăm khám phụ khoa dành cho tất cả các chị em. Khi khai thác thông tin về sức khỏe, các bác sĩ sẽ năm được sơ lược về tình trạng sức khỏe hiện tại của chị em. Dự vào các thông tin này và kết quả kiểm tra thực tế sẽ đưa ra những lời khuyên và chẩn đoán chính xác nhất về bệnh lý nếu có.

2.2. Kiểm tra và khám ngoài

Kiểm tra và khám ngoài được thực hiện với vùng ngực và bên ngoài bộ phận sinh dục. Tại vùng ngực, bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ để phát hiện những u hạch. Tại bộ phận sinh dục ngoài, bác sĩ sẽ kiểm tra những tổn thương bên ngoài thông qua quan sát.

2.3. Kiểm tra âm đạo

Sau khi khám ngoài, bác sĩ tiến hành kiểm tra âm đạo. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để hỗ trợ khám bệnh. Chị em cần thả lỏng cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh cảm giác khó chịu khi đưa mỏ vịt vào âm đạo. Trong quá trình kiểm tra âm đạo thường chị em sẽ được lấy mẫu dịch âm đạo để làm xét nghiệm luôn. Trong trường hợp chị em chưa từng quan hệ thì bác sĩ sẽ chỉ kiểm tra phía ngoài.

2.4. Siêu âm

Với chị em đã quan hệ, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò. Với chị em chưa quan hệ tình dục sẽ được thực hiện siêu âm ổ bụng. Siêu âm giúp bác sĩ quan sát được những bất thường ở các cơ quan sinh dục phía trong như tử cung, buồng trứng,… từ đó, giúp phát hiện sớm những bất thường.

2.5. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Làm các xét nghiệm là việc làm cần thiết trong thăm khám phụ khoa. Thông thường khi đi khám phụ khoa, các chị em đều được làm xét nghiệm dịch âm đạo. Dịch âm đạo sau khi được lấy mẫu sẽ được đem đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm dịch âm đạo giúp tìm kiếm mầm bệnh như nấm, trùng roi, tạp khuẩn, vi khẩn, virus… Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo đưa ra các con số cụ thể giúp khẳng định chị em có gặp các vấn đề viêm nhiễm hay không.

Bên cạnh đó, chị em sẽ được làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung… để đánh giá các chỉ số cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

2.6. Đọc các kết quả và tư vấn

Tìm hiểu thêm: Tại sao các mẹ bầu nên tham gia lớp học tiền sinh sản?

Khám sản phụ khoa là gì? Những điều chị em nên biết

Lấy mẫu máu xét nghiệm khi thăm khám tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Sau khi thăm khám và có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đọc kết quả cho bệnh nhân và đưa ra những tư vấn về tình trạng sức khỏe cũng như hướng điều trị khi phát hiện bệnh lý. Khi kết quả kiểm tra bình thường thì chị em vẫn cần kiểm tra định kỳ sau khoảng từ 3 – 6 tháng.

3. Khám phụ khoa vào thời điểm nào là tốt nhất?

Thông thường, chị em sẽ cần đi khám phụ khoa vào các thời điểm sau đây:

– Khám phụ khoa định kỳ khoảng cách giữa mỗi lần thăm khám là từ 3 – 6 tháng. Nếu có lịch tái khám của bác sĩ thì cần tuân thủ lịch này.

– Khi có các dấu hiệu bất thường, cần khám phụ khoa ngay lập tức: khí hư có mùi hôi, khí hư có màu sắc lạ, đau bụng dưới, ngứa rát vùng kín,…

– Khám phụ khoa trước khi kết hôn.

– Khám phụ khoa khi có kế hoạch mang thai.

Khi có kế hoạch thăm khám phụ khoa, chị em cũng cần đặc biệt lưu ý:

– Không đi khám vào thời điểm đang có chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm gần có kinh. Nên khám sau khi sạch kinh từ 3-5 ngày.

– Nên đi khám vào buổi sáng để thuận tiện cho việc lấy mẫu xét nghiệm.

– Trước khi đi khám nên gọi điện tới tổng đài tư vấn vào hôm trước để chuẩn bị thật tốt cho việc thăm khám được thuận tiện (mang theo những gì, có nhịn ăn không,…).

Khám sản phụ khoa là gì? Những điều chị em nên biết

>>>>>Xem thêm: Hỗ Trợ điều trị ung thư đại tràng di căn gan

Chị em nên chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần

4. Những điều cần tránh khi đi khám sản phụ khoa là gì?

Để kết quả khám sản phụ khoa được chính xác nhất thì chị em cần tránh một số điều sau đây:

4.1. Kiêng quan hệ trước khi đi khám

Đi khám phụ khoa có phải kiêng quan hệ không là câu hỏi nhiều cặp đôi khắc mắc. Trên thực tế, theo khuyến cáo của bác sĩ thì việc kiêng quan hệ trước khi khám phụ khoa là điều cần thiết và cần thực hiện. Các cặp đôi nên kiêng quan hệ trước thời điểm thăm khám ít nhất từ 2 – 3 ngày.

4.2. Kiêng rượu bia và các chất kích thích

Rượu, bia và các chất kích thích làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Khi sử dụng các chất này, nhiệt độ tại bộ phận sinh dục tăng lên. Bên cạnh đó, âm đạo bị kích thích tiết nhiều dịch khiến vi khuẩn phát triển hơn so mức bình thường làm sai lệch kết quả khám bệnh.

4.3. Không ăn sáng trước khi thăm khám

Khi đi khám phụ khoa vào buổi sáng, chị em không nên ăn sáng vì phần lớn chị em sẽ được chỉ định lấy máu để làm xét nghiệm. Việc ăn sáng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kiểm tra máu. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể uống một chút nước trước khi vào thăm khám.

4.4. Không thụt rửa âm đạo trước khi khám bệnh

Vệ sinh âm đạo sạch sẽ trước khi khám bệnh là điều cần thiết. Song tuyệt đối không thụt rửa âm đạo vào thời điểm trước đó. Khi thụt rửa, nước và dung dịch thụt rửa sẽ khiến cho kết quả bị sai lệch.

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng chị em đã hiểu rõ hơn về việc khám phụ khoa. Sức khỏe là vốn quý của con người. Với chị em thì sức khỏe sinh sản còn vô cùng quan trọng. Chính vì thế đừng ngần ngại việc chăm sóc bản thân, chị em hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Chị em nên tới các cơ sở khám bệnh uy tín để thăm khám và điều trị. Ngày nay, tại phòng khám phụ khoa luôn có bác sĩ hoặc y tá nữ. Vì thế nên chị em hãy thoải mái khi thăm khám và trao đổi với bác sĩ. Chúc chị em luôn có một sức khỏe tốt!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *