Viêm đường tiết niệu bà bầu có ảnh hưởng tới em bé

Viêm đường tiết niệu bà bầu đang là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm trong quá trình mang thai. Bệnh để lại những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi và bà bầu. Vì thế, hiện nay việc bổ sung cho sản phụ những kiến thức về căn bệnh này là rất cần thiết. Bài viết dưới đây là một số thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu của bà bầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu bà bầu có ảnh hưởng tới em bé

1. Viêm đường tiết niệu bà bầu là gì? Tại sao bà bầu dễ bị viêm đường tiết niệu?

Viêm đường tiết niệu bà bầu có ảnh hưởng tới em bé
Viêm đường tiết niệu mẹ bầu và những điều sản phụ nên biết.

Viêm đường tiết niệu bà bầu xuất hiện khi hệ tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bất kỳ bộ phận nào thuộc đường tiết niệu đều có thể bị viêm như: viêm bàng quang, viêm niệu quản, viêm ống niệu đạo,…

Đặc biệt khi phụ nữ mang thai, nguy cơ bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu càng cao hơn. Bởi khi mang thai tử cung của người phụ nữ có xu hướng nghiêng sang phải, gây chèn ép vào niệu quản và thận phải gây ứ nước tại thận. Điều này sẽ làm việc kiểm soát nước tiểu trở nên khó khăn hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

2. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu mẹ bầu

2.1. Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu bà bầu

Các loại vi khuẩn như E.coli, Chlamydia,.. là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Chúng sau khi xâm nhập vào máu có thể đi tới hệ tiết niệu. Tại đây, với điều kiện môi trường thuận lợi, chúng di chuyển vào thận, bàng quang,…và gây viêm tại vị trí đó.

2.2. Một số yếu tố gây viêm đường tiết niệu mẹ bầu

– Hệ miễn dịch của người mang thai suy giảm:

Bởi khi mang thai, những yếu tố miễn dịch của người mẹ sẽ phát triển mạnh để bảo vệ thai nhi. Vì thế, người mẹ dễ mắc các bệnh lý do không đủ sức đề kháng để chống lại những yếu tố tấn công.

– Sự thay đổi hormone:

Khi mang thai cơ thể sẽ tiết ra nhiều loại hormone để bảo vệ thai nhi. Trong khi các hormone này có thể gián tiếp làm giãn cơ ống niệu quản, làm chậm tốc độ chảy của nước tiểu. Ngoài ra, nước tiểu có tính kiềm cao, nếu ở trong đường niệu lâu thì đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

– Sự thay đổi hình thể cơ thể khi mang thai:

Tử cung của người phụ nữ khi mang thai sẽ phát triển to lên, gây chèn ép niệu quản và bàng quang. Tình trạng này gây ứ đọng nước tiểu, khiến chúng không thể đào thải hết ra ngoài. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây viêm.

– Do niệu đạo ngắn:

Đây là lý do bệnh viêm đường tiết niệu dễ gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh có thể xuất hiện khi vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, dễ gây viêm nhiễm.

3. Các dạng nhiễm trùng đường tiết niệu bà bầu thường gặp

Có ba loại viêm đường tiết niệu các sản phụ cần lưu ý như:

3.1. Nhiễm trùng đường tiểu không biểu hiện triệu chứng

Khi bệnh nhân mắc phải loại này, sẽ không xuất hiện triệu chứng của bệnh. Kết quả của các xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính với vi khuẩn. Tuy nhiên, bệnh này rất nguy hiểm bởi chúng phát triển từ từ, âm thầm. Khi phát hiện những triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

3.2. Nhiễm trùng bàng quang

Khi mắc phải bệnh này, thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu, luôn có cảm giác buồn tiểu, khi đi tiểu sẽ đau rát và có dấu hiệu sốt. Nếu không kiểm soát tốt và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mạn tính rất khó điều trị.

3.3. Nhiễm trùng thận

Có thể nói đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển rất nặng. Thậm chí nếu để lâu bệnh có thể phát triển thành nhiễm trùng huyết. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Không chỉ thế, bệnh có thể gây đẻ non, lưu thai,…

4. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu mẹ bầu

Tùy vào thể trạng của mỗi người, bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Đa số phụ nữ khi mang bầu mắc bệnh này thường không xuất hiện triệu chứng và dấu hiệu bất thường nào. Chỉ phát hiện được bệnh khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu và thực hiện sàng lọc trước sinh.

Tuy nhiên, ở một số người, họ vẫn xuất hiện triệu chứng như:

– Căng tức bụng dưới, đi tiểu nhiều hơn mức bình thường.

– Màu nước tiểu khác thường, đôi khi xuất hiện máu.

– Thường xuyên có cảm giác tiểu chưa hết, tiểu buốt, tiểu rắt,…

– Hay sốt cao, người ớn lạnh, đôi khi nôn nhiều.

– Đau ở vị trí thắt lưng hoặc bên  dưới xương sườn ở một hoặc hai bên, có khi cả vùng bụng.

5. Chẩn đoán viêm đường tiết niệu mẹ bầu

Tìm hiểu thêm: 4 loại thực phẩm nên tránh để bảo vệ bạn khỏi u xơ tiền liệt tuyến

Viêm đường tiết niệu bà bầu có ảnh hưởng tới em bé
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán viêm đường tiết niệu bà bầu.

Để phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu mẹ bầu, các bác sĩ thường tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm an toàn cho cả mẹ và bé như:

– Xét nghiệm nước tiểu: đây là một xét nghiệm quen thuộc để xác định những tạp chất bất thường có trong nước tiểu. Khi xuất hiện những chất bất thường bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

– Xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn trong nước tiểu: mẹ bầu khi bị nghi ngờ mắc viêm đường tiết niệu thường sẽ được chỉ định cấy nước tiểu. Kết quả sẽ cho ta biết được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

– Chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang hoặc siêu âm: Ảnh X-quang sẽ giúp ta xác định được vị trí viêm. Mặc dù, phương pháp này ít ảnh hưởng tới thai nhi nhưng các mẹ không nên quá lạm dụng.

– Nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để quan sát niệu quản của mẹ. Từ đó sẽ dễ dàng phát hiện được những bất thường ở đường tiết niệu của mẹ.

6. Viêm đường tiết niệu mẹ bầu gây ra những biến chứng gì?

Nếu không điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể để lại một số triệu chứng như:

– Nhiễm độc thai

– Huyết áp cao

– Tiền sản giật

– Suy thận cấp

– Viêm thận cấp

– Viêm bàng quang cấp

Không chỉ thế, nếu không điều trị sớm, sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và mẹ có thể sinh non.

Vì thế để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, sản phụ cần thăm khám thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó có phác đồ điều trị kịp thời.

7. Điều trị viêm đường tiết niệu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu. Tuy nhiên, cần cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp để không gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như:

– Kháng sinh nhóm Beta-lactam: đây là một nhóm kháng sinh rất an toàn, phù hợp cho các bà bầu.

– Nitrofurantoin: đây là loại kháng sinh rất tốt cho phụ nữ mang thai. Thuốc này được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu mẹ bầu.

Ngoài ra, cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi. Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để không xảy ra những hệ lụy không mong muốn.

Lưu ý: thông tin về các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.

8. Lời khuyên cho những chị em bị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu bà bầu có ảnh hưởng tới em bé

>>>>>Xem thêm: Quy trình mổ nội soi u xơ tuyến tiền liệt như thế nào?

Viêm đường tiết niệu mẹ bầu nên được chú ý để có những biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Để giữ sức khỏe cho bản thân cũng như của thai nhi, sản phụ nên chú ý tới một số biện pháp để phòng bệnh như:

– Kiểm soát và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Điều này làm loãng nước tiểu, nước tiểu cùng vi khuẩn sẽ nhanh chóng được đưa ra khỏi ngoài cơ thể.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nên bổ sung sữa chua chứa probiotic để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó nên sử dụng một số loại hoa quả chứa nhiều vitamin C.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

– Không nên mặc đồ ôm sát người, cần mặc đồ rộng rãi  để giữ thoáng cho cơ thể.

– Không nên nhịn tiểu, và cần vệ sinh vùng kín để tránh viêm nhiễm.

– Sau khi đi vệ sinh, cần lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn đi ngược trở lại.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các sản phụ có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm đường tiết niệu này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, để em bé có thể phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *