Vắc xin viêm gan siêu vi B mang lại lá chắn bảo vệ cho trẻ

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B từ sớm cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ là cách phòng bệnh và ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả nhất. Bất cứ sự trì hoãn trong việc tiêm vắc xin cho trẻ sẽ tạo nguy cơ nhiễm virus viêm gan siêu vi B cho trẻ. Chính vì vậy, tất cả trẻ em cần được tiêm ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B đầy đủ và đúng lịch.

Bạn đang đọc: Vắc xin viêm gan siêu vi B mang lại lá chắn bảo vệ cho trẻ

1. Hiểu rõ về vắc xin viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B (hay còn có tên gọi ngắn là viêm gan B) là một dạng bệnh gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra. Nếu không may nhiễm virus viêm gan B mà không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng của viêm gan virus B mạn tính như xơ gan, ung thư gan.

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ. Khả năng lây lan của viêm gan B cao gấp 100 lần so với virus HIV. Do đó, chỉ cần một xây xát nhẹ làm trầy da và tiếp xúc với máu người nhiễm virus cũng có thể khiến cho mầm bệnh vào cơ thể. Trong khi đó, trẻ con rất hiếu động, thường chạy nhảy chơi đùa, dễ ngã và chảy máu, từ đó lây truyền virus viêm gan B cho nhau. Chính vì vậy, việc tiêm phòng từ sớm vắc xin viêm gan B sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ trẻ trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ.

1.1. Thành phần của vắc xin viêm gan siêu vi B là gì?

Vắc xin phòng viêm gan siêu vi B chứa thành phần kháng nguyên vỏ của virus viêm gan B (HBsAg), được tinh chế cao và không còn khả năng gây nhiễm bệnh. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B.

Có thể nói, hiện này chưa có một phương thức điều trị đặc hiệu nào có thể chữa dứt điểm viêm gan B. Chính vì vậy, tiêm vắc xin viêm gan B được coi là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả hiện nay.

Vắc xin viêm gan siêu vi B mang lại lá chắn bảo vệ cho trẻ

Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B từ sớm giúp đem lại hiệu quả bảo vệ trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ

1.2. Vì sao nên tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên sau sinh?

Như đã nói ở trên thì viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh để. Vì thế, việc tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang trẻ.

Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ cao mắc bệnh mãn tính như xơ gan, ung thư gan,… về sau này lên tới 90%. Chính vì vậy, trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt. Nếu tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, khả năng miễn dịch với virus viêm gan B lây truyền từ mẹ là khoảng 85 đến 90%. Nếu tiêm muộn hơn, hiệu quả miễn dịch sẽ giảm dần theo từng ngày, đến ngày thứ 7 thì gần như không còn tác dụng.

Tìm hiểu thêm: 5 Lý do người lớn cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Vắc xin viêm gan siêu vi B mang lại lá chắn bảo vệ cho trẻ

Tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu cho trẻ sơ sinh giúp phòng tránh lây nhiễm virus từ mẹ và môi trường bên ngoài

1.3. Chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin phòng viêm gan B

Đối tượng chỉ định tiêm vắc xin phòng viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em được thực hiện với 3 mũi ở 0-1-6 tháng. Để đáp ứng điều kiện để tiêm mũi vắc xin viêm gan B đầu tiên (giai đoạn sơ sinh), trẻ cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Nhịp thở của trẻ ổn định.

– Da trẻ khỏe mạnh, hồng hào và không có những dấu hiệu bất thường.

– Trẻ bú tốt.

Đối tượng bị chống chỉ định tiêm vắc xin phòng viêm gan B

– Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các thành phần thuốc được chủng ngừa trước đó.

– Sốc phản vệ với thành phần kháng sinh trong vắc xin.

– Hệ miễn dịch của bé bị ức chế do đang điều trị cấy ghép nội tạng, ung thư hoặc trẻ đang sốt hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng.

2. Trẻ em nên tiêm mấy mũi vắc xin phòng viêm gan B?

Với mỗi trường hợp, trẻ sẽ có lịch tiêm phòng viêm gan B như sau:

2.1. Trường hợp mẹ khi mang thai không nhiễm virus viêm gan B

Theo thông tư 38/2017/TT của Bộ Y tế ban hành ngày 17/10/2017 về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi tiêm chủng và đối tượng sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định lịch tiêm vắc xin phòng viêm gan B như sau:

– Mũi sơ sinh được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm.

– Mũi thứ 2, 3, 4 có thể tiêm với vắc xin kết hợp chứa thành phần viêm gan B (vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc vắc xin kết hợp 5 trong 1) bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày.

– Mũi tiêm nhắc lại được thực hiện khi trẻ đủ 18 tháng tuổi và hoàn thành trước 24 tháng tuổi.

Theo nghiên cứu của chuyên gia y tế, vắc xin viêm gan B có khả năng duy trì miễn dịch phòng bệnh từ 10 đến 20 năm nếu tiêm đúng lịch và đủ liều. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích nên tiêm một liều vắc xin nhắc lại sau mỗi 5 đến 10 năm nhằm đảm bảo lượng kháng thể trong cơ thể luôn đủ cao để chống lại nếu chẳng may bị virus xâm nhập.

Vắc xin viêm gan siêu vi B mang lại lá chắn bảo vệ cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Vắc xin HPV có mấy loại? Thông tin chi tiết về đối tượng và lịch tiêm

Cha mẹ nên nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ

2.2. Trường hợp mẹ khi mang thai bị nhiễm virus viêm gan B

Lịch tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ khi có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B có thể theo 2 phác đồ như sau:

Phác đồ 1:

– Mũi sơ sinh nên được tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng với huyết thanh kháng viêm gan B.

– Mũi thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.

– Mũi thứ 3 được tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi.

– Mũi thứ 4 tiêm cách liều thứ 3 sau 12 tháng.

Phác đồ 2:

– Mũi sơ sinh nên được tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.

– Mũi thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.

– Mũi thứ 3 được tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi.

– Mũi thứ 4 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Cha mẹ có thể lựa chọn tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em có thể là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp 5 trong 1 hoặc vắc xin kết hợp 6 trong 1.

Việc tiêm phòng từ sớm với chu trình tiêm đầy đủ các mũi sẽ giúp bảo vệ trẻ an toàn hỏi virus viêm gan siêu vi B. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, cha mẹ có liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm nhất, đảm bảo an toàn cho quá trình tiêm chủng của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *