Những điều cần biết về tiêm phòng tả

Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, do 1 loại vi khuẩn gây ra. Nó có thể lan truyền và gây ra các đợt dịch lớn, đặc biệt là ở những vùng mà ý thức vệ sinh không tốt hoặc những người có thói quen ăn uống không an toàn như ăn thức phẩm tái sống hoặc thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn. Tiêm phòng tả là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn bệnh này.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tiêm phòng tả

1. Bệnh tả là gì?

Bệnh tả (Cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Triệu chứng chính của bệnh là nôn và tiêu chảy mạnh, dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng, có thể gây sốc nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh tả hoàn toàn có thể gây tử vong nhanh nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.

Thực tế cho thấy, trước đây ngành y tế Thế giới đã từng “điêu đứng” vì đại dịch tả, gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, bệnh tả đã được kiểm soát tại nhiều quốc gia, nhưng vẫn còn các đợt dịch xảy ra ở châu Phi và một số nước châu Á.

Tại Việt Nam, bệnh tả vẫn còn tồn tại, nhưng chủ yếu là các trường hợp lây nhiễm bất thường, thường xảy ra vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.

1.1. Nguyên nhân của bệnh tả ở người

Vibrio cholerae là một loại vi khuẩn có hình dạng cong như dấu phẩy, thuộc loại vi khuẩn gram âm và có khả năng di chuyển nhanh nhờ có lông.

Những điều cần biết về tiêm phòng tả

Bệnh tả có thể lây lan nhanh, gây ra tiêu chảy cấp tính, mất nước và nguy hiểm đến tính mạng

Chúng phát triển tốt trong môi trường giàu dinh dưỡng và kiềm (có độ pH >7). Vi khuẩn này có thể sống trong nước, thức ăn và trong cơ thể của các động vật biển như cá, cua, sò biển… Đặc biệt, chúng có thể tồn tại trong môi trường lạnh trong thời gian từ vài ngày đến 2-3 tuần. Khuẩn tả có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao (80°C/5 phút), các chất diệt khuẩn thông thường và môi trường axit.

1.2. Các thể bệnh tả ở người

Bệnh tả có nhiều thể ở người. Trước khi thực hiện tiêm phòng tả, bạn phải hiểu rõ được bệnh của mình đang ở thể nào. Từ đó bác sĩ và các chuyên gia y tế sẽ có những chỉ định, phác đồ tiêm chủng phù hợp nhất.

Bệnh tả ở người có một số dạng khác nhau:

– Thể không triệu chứng: Không có triệu chứng đặc biệt, người bệnh không biết mình mắc bệnh tả.

– Thể nhẹ: Bệnh tả có triệu chứng giống như tiêu chảy thông thường, không quá nghiêm trọng.

– Thể điển hình: Đây là dạng bệnh tả cấp tính, gây tiêu chảy cấp.

– Thể tối cấp: Đây là dạng bệnh tả phát triển nhanh chóng. Mỗi lần tiêu chảy, người bệnh mất lượng nước lớn, không còn nước tiểu và cơ thể suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ tiêu chảy. Trạng thái này có thể gây tử vong do suy mạch.

– Bệnh tả ở trẻ em: Thường gặp dạng bệnh nhẹ, tương tự như bệnh tiêu chảy thông thường. Ở trẻ lớn hơn, tiêu chảy và nôn mửa xảy ra giống như người lớn, thường đi kèm với sốt nhẹ.

– Bệnh tả ở người già: Thường xảy ra biến chứng suy thận, ngay cả khi đã được bù đắp đủ lượng nước.

2. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tả?

2.1. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và những thực phẩm đưa vào cơ thể.

Bệnh tả là một căn bệnh có thể được điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời, nó có thể lan rộng và gây hậu quả không lường trước được cho cộng đồng.

Để phòng tránh bệnh tả hiệu quả, chúng ta nên áp dụng các biện pháp sau đây:

– Sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, bạn cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

– Đảm bảo mỗi gia đình có một nhà vệ sinh khép kín và tránh đi tiểu bừa bãi. Nếu có người bệnh tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B vào nhà vệ sinh sau mỗi lần người bệnh đi tiểu.

Những điều cần biết về tiêm phòng tả

Bạn nên chủ động dọn dẹp không gian sống, đảm bảo ăn chín, uống sôi để phòng tránh bệnh tả

– Đổ phân và chất thải của người bệnh vào nhà vệ sinh và sử dụng vôi bột, Cloramin B để tiêu diệt vi khuẩn.

– Hạn chế người ra vào trong những vùng đang có dịch bệnh.

– Ăn chín và uống sôi, tránh ăn rau sống và không uống nước lã.

– Tránh ăn những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn như: mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

– Đảm bảo nguồn nước uống và nước sinh hoạt được bảo vệ vệ sinh, sử dụng hóa chất Cloramin B để sát khuẩn nước uống và rửa rau củ quả.

– Giữ vệ sinh cho môi trường nước dùng chung: ao, sông, giếng, hồ bằng cách không đổ chất thải, nước giặt, đồ dùng của người bị bệnh và xác của động vật chết.

– Khi phát hiện có người bị tiêu chảy cấp, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

2.2. Tiêm phòng tả ngăn ngừa bệnh

Tiêm phòng tả là 1 trong những cách phòng bệnh hữu hiệu nhất đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả mọi người nên được thực hiện sớm. Vắc xin phòng bệnh tả được nghiên cứu và bào chế nhằm chống lại vi khuẩn tả Vibrio cholerae phát triển và gây bệnh trong cơ thể người.

Vắc xin tả giúp bạn phòng tránh được bệnh trước nguy cơ phơi nhiễm cao, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm nếu mắc phải căn bệnh này.

3. Vắc xin phòng bệnh tả dành cho đối tượng nào?

Vắc xin mORCVAX (Vabiotech – Việt Nam) là một loại vắc xin không hoạt tính, được sử dụng để phòng ngừa bệnh tả cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên (từ 24 tháng tuổi trở lên). Đặc biệt, nó được khuyến nghị cho những người sống tại các khu vực có dịch tả hoặc những người đi du lịch đến những vùng đang có dịch tả.

Phác đồ tiêm chủng tả:

– Cả người lớn và trẻ em đều cần uống 1,5ml vắc xin.

– Lịch tiêm cơ bản: Uống 2 liều, cách nhau 14 ngày. Sau khi uống đủ 2 liều, hiệu lực bảo vệ kéo dài trong 24 tháng.

– Tiêm liều nhắc lại: Trước mùa dịch tả, lịch tiêm nhắc lại vẫn là 2 liều, cách nhau 14 ngày.

Tìm hiểu thêm: Những điều mẹ cần biết trước khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ

Những điều cần biết về tiêm phòng tả

Tất cả mọi người đều nên đi tiêm phòng tả

Chống chỉ định tiêm phòng tả với những đối tượng sau:

– Người bị dị ứng, mẫn cảm, phản ứng trong các lần tiêm vắc xin trước đó.

– Không nên tiêm cho những người đang mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính.

– Không nên tiêm cho những người đang mắc các bệnh cấp tính / mãn tính đang trong giai đoạn tiến triển.

– Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc điều trị ung thư.

4. Tiêm phòng tả ở đâu tại Hà Nội?

Hiện nay bạn có thể tiêm phòng tả tại các cở sở y tế lớn trên địa bàn sinh sống. Tại Thủ đô Hà Nội, Phòng tiêm chủng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ đáng tin cậy cho các khách hàng chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tại Thu Cúc TCI, phòng tiêm chủng được xây dựng ngay trong tòa nhà phòng khám của hệ thống, đảm bảo các trang thiết bị y tế, vật chất sang trọng, thoáng mát, đem đến trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng.

Những điều cần biết về tiêm phòng tả

>>>>>Xem thêm: Bị ngứa sau khi tiêm uốn ván: Nguyên nhân và cách xử lý

Thu Cúc TCI là địa chỉ tiêm phòng đáng tin cậy cho các khách hàng sinh sống trên địa bàn Hà Nội

Với số lượng vắc xin được nhập khẩu lớn, Thu Cúc TCI luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của khách hàng, doanh nghiệp. Từ đó, TCI góp phần nâng cao hệ miễn dịch trong cộng đồng, giúp bảo vệ sức khỏe của khách hàng từ xa tốt hơn.

Để được tư vấn về tiêm phòng tả và các vắc xin khác, bạn hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *