Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biết

Tuy bản chất là lành tính, nhưng polyp cổ tử cung khi mang thai được biết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Tùy thuộc vào kích thước khối u và thể trạng của mẹ, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng phù hợp với bệnh lý của mỗi người.Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biết

Bạn đang đọc: Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biết

Polyp cổ tử cung khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé

1. Polyp cổ tử cung là gì?

Polyp cổ tử cung là những khối u nhỏ có kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Polyp về cơ bản có cấu trúc mỏng mọc từ cuống rễ trên bề mặt cổ tử cung hoặc ở bên trong ống cổ tử cung. Đôi khi polyp cổ tử cung còn được gọi với cái tên khác là polyp nội mạc tử cung. Nữ giới thường có từ một hoặc nhiều polyp tử cung và hầu hết đều lành tính.Polyp cổ tử cung phổ biến đối với phụ nữ từ 40-50 tuổi, phụ nữ mang thai và những người sinh con từ 2 lần trở lên.

2. Nguyên nhân mắc polyp cổ tử cung khi mang thai?

Một số những tác nhân gây nên polyp cổ tử cung của phụ nữ trong thời gian mang thai được tổng kết lại như sau:

2.1. Hormone estrogen tăng gây polyp cổ tử cung khi mang thai

Rối loạn nội tiết tố nữ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến polyp cổ tử cung, cụ thể là sự gia tăng estrogen trong cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, nội tiết tố có sự thay đổi rõ rệt và làm tăng nguy cơ mắc polyp cổ tử cung.

2.2. Chưa điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa điển hình như viêm âm đạo, viêm tử cung nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng khôn lường. Khi đó, lớp niêm mạc sau khi bong tróc không được đào thải ra ngoài mà lưu lại ở cổ tử cung sẽ phát triển thành các polyp. Các tác động của bệnh làm tăng nguy cơ mắc polyp tử cung ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

2.3. Người có tiểu sử lạc nội mạc tử cung

Các biến chứng từ lạc nội mạc tử cung lâu dần sẽ tạo thành polyp cổ tử cung khi mang thai. Sau khi các lớp niêm mạc bị bong tróc không được đào thải, dính vào các bộ phận khác như tử cung dễ dẫn đến nguy cơ hình thành các polyp.

2.4. Hệ quả của nạo phá thai không an toàn

Phá thai vốn đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phá thai không an toàn, vệ sinh hậu phá thai không đảm bảo làm nhau thai còn sót lại tại tử cung kéo theo nguy cơ hình thành các polyp.

Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về xét nghiệm máu tầm soát ung thư vòm họng

Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biết

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp phát hiện và điều trị các bệnh lý thường gặp, trong đó polyp cổ tử cung.

3. Polyp cổ tử cung có mang thai được không?

Tuy bản chất là lành tính, nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Trường hợp polyp nhỏ gây cản trở tinh trùng gặp trứng, polyp to còn có thể gây tắc cổ tử cung. Mặc dù polyp hoàn toàn có thể mang thai, nhưng sẽ làm giảm chức năng thụ thai của phụ nữ. Đặc biệt với chị em hiếm muộn mắc polyp, cần chữa trị sẽ giúp tăng khả năng có con hơn. Một số trường hợp không được phát hiện sớm, polyp có thể gây ảnh hưởng tới việc phụ nữ có con như sau:

– Vô sinh hiếm muộn: Khi polyp phát triển to khiến nội mạc tử cung biến dạng, gây bất lợi cho quá trình thụ thai.

– Tăng khả năng cao mắc buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.

– Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung: Các khối polyp lớn không được điều trị kịp thời dễ bị hoại tử, gây viêm nhiễm lan rộng tới các bộ phận liên quan. Lúc này sức khỏe sinh sản suy giảm rõ rệt và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.

3. Polyp cổ tử cung khi mang thai gây nguy hiểm như thế nào?

Các khối polyp nhỏ nhìn chung chưa gây bất lợi quá lớn đối với thai nhi, tuy nhiên có những trường hợp polyp cổ tử cung thực sự gây phiền toái cho mẹ:

– Polyp quá to hoặc quá nhiều: ảnh hưởng đến thai nhi khi bắt đầu lớn dần. Cụ thể, thai càng to càng bất lợi khi phải giành chỗ với các khối polyp to. Khi chuẩn bị sinh qua đường âm đạo của mẹ, vị trí của thai nhi phải nằm sát cổ tử cung. Lúc này các khối polyp làm cho mẹ khó sinh thường.

– Khối polyp sa vào lòng cổ tử cung: gây cản trở đường ra của bé, mẹ sẽ khó có khả năng sinh thường.

– Quá trình mang thai bị mắc polyp cổ tử cung còn có tác động lên vấn đề tâm lý, khiến mẹ bầu thường xuyên lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

– Đặc biệt, với các mẹ thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo, polyp cổ tử cung làm tăng nguy cơ bị sảy thai và sinh non.

4. Biện pháp khắc phục polyp cổ tử cung khi mang thai hiện nay

Nhìn chung, cách tốt nhất là nữ giới nên điều trị polyp cổ tử cung trước khi mang thai. Trong trường hợp mắc polyp cổ tử cung trong thời gian mang thai, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào thể trạng của mẹ, kích cỡ và tốc độ phát triển của các khối polyp mẹ bầu sẽ được chỉ định phương pháp cụ thể.

4.1. Phương pháp nội khoa

Nếu các khối u mới hình thành còn nhỏ, phương pháp điều trị nội khoa có thể được sử dụng. Đây là biện pháp tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm. Các loại thuốc chỉ được phép sử dụng theo sự kê đơn từ bác sĩ có chuyên môn.Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biết

>>>>>Xem thêm: Khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền?

Tiến hành phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao.

4.2. Áp dụng ngoại khoa

Đây là phương pháp phổ biến và điều trị tốt nhất dành cho các trường hợp bị polyp cổ tử cung trong thời gian mang bầu. Một số kỹ thuật ngoại khoa như:

– Xoắn polyp cổ tử cung: Trong trường hợp các khối u có kích thước bé, xoắn polyp thường sẽ được bác sĩ khuyên áp dụng đối với mẹ bầu. Đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản dùng kẹp polyp giữ phần chân rồi nhẹ nhàng vặn xoắn kéo polyp đi ra ngoài.

– Tiến hành phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung: Trong trường hợp khối u quá to và tiểu phẫu không mang lại kết quả thì mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng cách khác. Cụ thể là phẫu thuật cắt bỏ polyp kết hợp với đốt chân polyp ngăn ngừa sự tái phát trong tương lai.

Dù theo phương pháp nào, vẫn cần có sự chẩn đoán và đánh giá chính xác từ phía các bác sĩ có chuyên môn. Bởi phụ nữ mang thai sẽ khó thực hiện các phương pháp ngoại khoa do tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé.

4.3. Một số cách phòng ngừa polyp tử cung cho phụ nữ có thai

Sau khi thực hiện loại bỏ polyp cổ tử cung lúc mang thai thì mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc cơ thể, tránh tái phát. Sau đây là một số cách vệ sinh, phòng ngừa nhất định mẹ nên nắm rõ:

– Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, không thụt rửa sâu hay xông hơi vùng kín.

– Mặc quần lót, trang phục thoải mái, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín

– Sau khi vệ sinh, cần dùng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh lau nhẹ nhàng vùng kín

– Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên, không sử dụng nước hoa vùng kín

– Tuyệt đối không quan hệ tình dục 1 tháng sau khi điều trị

– Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi

Khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai và khám phụ khoa định kỳ là một trong những biện pháp tối ưu nhất hiện nay giúp phát hiện những vấn đề bất thường, và sớm có các biện pháp can thiệp. Đối với polyp cổ tử cung về cơ bản là lành tính nhưng mẹ bầu vẫn nên lưu ý trong thời kỳ mang thai. Sự phát hiện và chẩn đoán kịp thời sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *