Quá trình mang thai tiềm ẩn bao khó khăn, gian nan. Việc khám thai định kỳ là cách chính xác nhất để mẹ biết rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về các mốc khám thai khoa học, đầy đủ và cần thiết.
Bạn đang đọc: Nhắc mẹ các mốc khám thai định kỳ không được bỏ qua
1. Khám thai định kỳ mang lại những lợi ích gì?
Trên thực, rất nhiều khảo sát cho rằng những mẹ bầu khám thai đầy đủ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, tỷ lệ vượt cạn thành công cao hơn và thai nhi cũng phát triển tốt hơn về cân nặng.
Khám thai theo đúng lịch là một việc rất cần thiết, đem lại những lợi ích quan trọng sau:
- Nắm rõ tình trạng sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi
- Lắng nghe đầy đủ tư vấn về những vấn đề hay gặp trong suốt thai kỳ như: sàng lọc dị tật thai nhi, những bệnh lý thường gặp, kiểm soát những biến chứng thai kỳ (nếu có), chế độ dinh dưỡng…
- Một số xét nghiệm chỉ đúng trong một khoảng thời gian nhất định, khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ theo dõi đầy đủ và chính xác.
- Theo kết quả khảo sát, thai kỳ củanhững mẹ bầu tuân thủ nghiêm túc lịch khám thai đầy đủ thường có những chỉ số tốt hơn khỏe mạnh hơn, hạn chế tỉ lệ thai nhi tử vong và bé sinh ra cũng có cân nặng của đạt chuẩn cao hơn.
-
Thực hiện khám thai định kỳ không chỉ chỉ giúp mẹ bầu theo dõi được sức khỏe của bản thân và tình trạng thai nhi, mà còn được lắng nghe những tư vấn để có một thai kỳ khỏe mạnh.
2. Các mốc khám thai định kỳ quan trọng mẹ không được bỏ qua
2.1. Khám thai định kỳ lần đầu tiên sau khi chậm kinh
Sau khi xuất hiện một số dấu hiệu mang thai như chậm kinh, que thử thai 2 vạch… thì mẹ bầu nên khám thai và đây cũng là lần khám thai đầu tiên trong thai kỳ. Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu làm siêu âm, với mục đích chính kiểm tra xem thai đã vào tổ chưa, đã làm tổ đúng vị trí chưa và kiểm tra xem có tim thai chưa. Một số xét nghiệm, quy trình khám sẽ được thực hiện trong giai đoạn này là:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra đầy đủ các thông số cơ bản như nhóm máu, yếu tố Rh; nguy cơ với các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con như HIV/AIDS, viêm gan B, C, Rubella, giang mai…
- Kiểm tra cân nặng của mẹ bầu để đánh giá xem mẹ bầu có bị thừa cân, béo phì hay không.
- Đo huyết áp để xem mẹ bầu có ở tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp gì không. Nếu huyết áp không ổn định, các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về những cách phòng ngừa, nhằm hạn chế tối đa những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
- Tính tuổi thai và dự đoán ngày sinh dựa trên ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất.
Đồng thời, tại buổi khám thai này, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu:
- Chế độ dinh dưỡng, các vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết khi mang thai
- Các yếu tố gây ảnh hưởng đến bé trong tam cá nguyệt đầu tiên
Trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát như: Đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm máu…
2.2. Khám thai lần 2 khi thai kỳ ở tuần thứ 8
- Để kiểm tra và theo dõi sức khoẻ của mẹ bầu, bác sĩ vẫn sẽ thực hiện khám lâm sàng để đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ của mẹ như kiểm tra huyết áp, đo cân nặng, xét nghiệm nước tiểu.
- Bên cạnh đó, nếu ở lần khám thai đầu tiên chưa thấy có tim thai thì lần này bác sĩ sẽ cho kiểm tra lại tim thai một lần nữa.
- Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước túi ối, đo chiều dài của phôi thai để xem phôi thai có phát triển bình thường, tương xứng với tuổi thai hay không.
2.3. Khám thai lần 3 ở tuần thứ 11-13
Có thể nói mốc khám thai này là mốc khám rất quan trọng vì đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm Double test và siêu âm đo độ mờ da gáy. Mục đích của việc thăm khám lần này chính là kiểm tra xem thai nhi có nguy cơ bị dị tật nhiễm sắc thể không. Đặc biệt, những xét nghiệm, siêu âm này sẽ không còn chính xác nếu mẹ bầu bỏ lỡ việc thăm khám trong thời gian này.
2.4. Khám thai lần 4 khi thai kỳ ở tuần thứ 16
Nếu các mẹ bầu bỏ lỡ xét nghiệm Double test và siêu âm đo độ mờ da gáy ở mốc khám tuần thứ 11 – 13 thì cũng đừng vội lo. Bởi ở tuần 16 này, bác sĩ sẽ chỉ định các mẹ bầu thực hiện xét nghiệm Triple test để sàng lọc hội chứng Down ở thai nhi và dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu đã thực hiện Double test mà vẫn muốn kiểm tra thêm cho chắc chắn thì vẫn có thể thực hiện Triple test.
Nếu sau khi kết quả xét nghiệm Double Test từ lần trước lần trước và cả kết quả xét nghiệm Triple test ở lần khám này cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện sinh thiết gai rau hoặc chọc ối để có được chẩn đoán chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Những nguy cơ từ trồng răng Implant giá rẻ
Tuần 11 – 13 là mốc khám thai rất quan trọng, giúp sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh bằng xét nghiệm Double test.
2.5. Khám thai định kỳ lần 5 khi thai kỳ ở tuần thứ 22
Sau mốc khám thai ở tuần thai thứ 11 – 13 thì đây là mốc khám thai quan trọng tiếp theo. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra những bất thường về hình thái thai nhi như hở hàm ếch, thiếu ngón, bất thường về tim, não… hay vị trí bám của nhau thai, tình trạng nước ối thông qua kỹ thuật siêu âm. Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm những vấn đề trên và có phương án giải quyết kịp thời, hạn chế ảnh hưởng và rủi ro đối với cả mẹ và bé.
2.6. Khám thai lần 6 khi thai kỳ ở tuần thứ 28
Ngoài những kiểm tra tổng quát về cân nặng, huyết áp thì xét nghiệm dung nạp đường huyết ở lần khám này là rất quan trọng. Nó giúp mẹ bầu tầm soát tiểu đường thai kỳ, từ đó có những phương án xử lý, can thiệp bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
2.7. Khám thai lần 7 khi thai kỳ ở tuần thứ 32
Ở mốc khám này, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm 5D để giúp bác sĩ xác định lần cuối những dị tật thai nhi một cách chính xác, theo dõi doppler động mạch ở rốn, kiểm tra ngôi thai, tốc độ tăng trưởng của thai để dự đoán về cuộc chuyển dạ sắp tới.
Siêu âm 5D ở mốc khám thay này để giúp bác sĩ xác định lần cuối những dị tật thai nhi một cách chính xác, kiểm tra phần phụ và dự đoán cho cuộc vượt cạn sắp tới.
2.8. Khám thai lần 8,9 khi thai kỳ ở tuần thứ 36 – 39
Thời điểm này là thời điểm mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn “về đích”. Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra cân nặng của thai nhi, ngôi thai, tình trạng nước ối, kiểm tra dây rốn và đo tim thai, cũng như dự đoán xem mẹ bầu sẽ sinh thường hay sinh mổ.
Từ sau giai đoạn này, mẹ bầu phải luôn cẩn trọng và chuẩn bị tâm lý có thể phải đối mặt với cuộc chuyển dạ bất cứ lúc nào. Để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn sắp tới, giai đoạn này, mẹ bầu đừng quên hoàn tất việc làm hồ sơ sinh.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về tiêm gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường
Để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn sắp tới, giai đoạn này, mẹ bầu đừng quên hoàn tất việc làm hồ sơ sinh.
Trên đây là các mốc khám thai định kỳ vô cùng quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu không được bỏ lỡ trong suốt thai kỳ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, quá trình vượt cạn suôn sẻ và thành công, giúp mẹ tròn con vuông, các mẹ bầu nhớ phải thực hiện đầy đủ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.