Hiện tượng kinh nguyệt không đều ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng bất thường này với bài viết bên dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Những điều chị em nên biết về hiện tượng kinh nguyệt
1. Khái niệm hiện tượng kinh nguyệt không đều là gì?
Hiểu nôm na thì kinh nguyệt là tình trạng chảy máu theo chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra bên ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới sự ảnh hưởng của sự sụt giảm đột ngột nồng độ hormone estrogen hoặc estrogen và progesterone trong cơ thể. Đây là hiện tượng vô cùng bình thường ở con gái, trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi và kết thúc trong độ tuổi từ 45 – 55 tuổi.
Về cơ bản, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ em sẽ diễn ra đều đặn nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể. Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường kéo dài từ 28 – 32 ngày. Mỗi một tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện một lần và kéo dài từ 3 – 7 ngày và lượng máu mất đi sẽ chiếm khoảng 50 – 80ml.
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ
Khi quá trình hoạt động này bị rối loạn thì sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Lúc này, kinh nguyệt có thể đến sớm hơn, muộn hơn so với chu kỳ bình thường hoặc là không xuất hiện.
Thông thường, tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay xảy ra với những bạn gái ở trong độ tuổi dậy thì do lúc này, nội tiết tố đang có sự thay đổi và hoạt động của buồng trứng vẫn chưa ổn định. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 năm đầu hành kinh. Sau đó, nó sẽ ổn định lại theo chu kỳ bình thường.
Trong trường hợp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài thường xuyên, đặc biệt là với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thì đây là triệu chứng báo hiệu các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, khí hư, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,… Những căn bệnh phụ khoa này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, chị em phải đặc biệt lưu ý khi thấy kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường.
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Khi tinh thần rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược và những áp lực công việc, gánh nặng cuộc sống khiến chị em phụ nữ phải suy nghĩ, dẫn tới tình trạng căng thẳng, stress lâu ngày, kéo theo tâm lý u sầu, hay suy nghĩ linh tinh. Điều này sẽ khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng, không xuất hiện đều như trước nữa. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt là:
2.1. Yếu tố môi trường
Những chị em phụ nữ phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, chứa các chất hóa học, tia hồng ngoại,… lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới kinh nguyệt cũng như khả năng mang thai.
2.2. Tác dụng phụ của các loại thuốc
Tìm hiểu thêm: Bị viêm lợi trùm phải làm gì? Các phương pháp điều trị viêm lợi trùm
Chị em sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ gây ra tình trang rối loạn kinh nguyệt
Khi chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hoặc nạo phá thai thì sẽ gây ra hiện tượng ra máu bất thường dù chưa tới chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này là để báo hiệu chị em đã nạo phá thai hoặc sảy thai, từ đó gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Việc chị em lạm dụng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện một số tác dụng. Trong số đó, có hiện tượng kinh nguyệt không đều.
2.3. Do tuyến giáp gây ra
Tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy tuyến giáp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống chức năng sinh sản. Nó có thể làm giảm hoặc tăng quá trình bài tiết, dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
2.4. Sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá,… sẽ khiến kinh nguyệt bị rối loạn, dẫn tới hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hoặc khi chị em tập thể dục, thể thao quá sức cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Vì vậy, chị em nên tập luyện vừa phải và tăng lượng calo bên trong cơ thể để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn.
2.5. Do giảm cân đột ngột hoặc béo phì
Cơ thể tăng cân một cách nhanh chóng sẽ khiến các hormone nội tiết tố và insulin bị ảnh hưởng, khiến hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn. Bên cạnh đó, rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen ăn kiêng để giảm cân sẽ dẫn tới hiện tượng sụt cân đột ngột. Điều này khiến thể trạng của chị em phụ nữ bị suy giảm, làm rối loạn quá trình bài tiết. Từ đó dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
2.6. Mắc các căn bệnh phụ khoa
Hiện tượng này còn có thể là do một số căn bệnh phụ khoa gây ra như ung thư cổ tử cung, kinh nguyệt ra nhiều, ra máu trong hoặc sau khi quan hệ vợ chồng. Trên thực tế, những khối u xơ có thể khiến máu kinh chảy ra rất nhiều, gây đau và thiếu máu. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung sẽ dẫn tới hiện tượng đau bụng dữ dội khi hành kinh, khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn, chảy nhiều máu hơn,… Do đó, chị em phải hết sức lưu ý và đi khám ngay khi thấy kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường.
3. Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Tại sao gói khám sức khỏe toàn diện lại tốt cho tương lai của bạn?
Khi thấy chu kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường, chị em nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn
Rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em phụ nữ, nhất là sức khỏe sinh sản. Tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu. Kết quả là chị em phụ nữ luôn ở trong trạng thái uể oải và mệt mỏi. Vì vậy, tất cả các công việc, sinh hoạt hàng ngày đều bị đảo lộn.
Bên cạnh đó, những chị em có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài thì nguy cơ mắc các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ tăng cao hơn. Bởi vì lúc này, vi khuẩn sẽ có điều kiện để sinh sôi và phát triển. Nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài mà không được điều trị, chị em sẽ có nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Nếu chị em thấy hiện tượng này kéo dài, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.