Biến chứng của tiền sản giật – nguy hiểm khôn lường

Tiền sản giật là biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm và thường xảy ra từ tuần 21 của thai kỳ. Đây là giai đoạn đầu của sản giật và có thể dẫn tới một số biến chứng vô cùng nguy hiểm khác. Vậy biến chứng của tiền sản giật là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này với bài viết bên dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Biến chứng của tiền sản giật – nguy hiểm khôn lường

1. Những biểu hiện của tiền sản giật mẹ bầu nên biết

Tiền sản giật còn được biết đến với tên gọi là nhiễm độc thai nghén. Đây là những rối loạn vô cùng nguy hiểm, xảy ra với những mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 21 trở đi. Tính tới thời điểm hiện tại, những nguyên nhân gây ra bệnh tiền sản giật vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Tuy nhiên, sự mất cân bằng của hormone prostaglandin ở trong cơ thể cũng được coi là nguy cơ khiến mẹ bầu mắc chứng tiền sản giật. Những biểu hiệu chính của căn bệnh này bao gồm tăng lượng protein trong nước tiểu, tăng huyết áp, phù nề…

1.1. Huyết áp tăng cao

Biến chứng của tiền sản giật – nguy hiểm khôn lường

Huyết áp tăng cao là dấu hiệu của tiền sản giật

So với thời điểm chưa mang thai, huyết áp của các mẹ bầu thường sẽ tăng thêm từ 15 – 30mmHg. Nếu cao hơn chỉ số này, các mẹ cần thận trọng hơn và phải tới bệnh viện để thăm khám vì có khả năng mắc tiền sản giật. Theo các chuyên gia y khoa, những mẹ bầu có huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc tiền sản giật càng lớn. 

Thêm vào đó, các chị em cũng cần lưu ý một điều là nếu sau khi sinh con khoảng 6 tuần mà huyết áp vẫn cao thì phải tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tim mạch thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

1.2. Protein trong nước tiểu tăng cao

Protein trong nước tiểu còn được gọi là protein niệu. Thông thường, hàm lượng này ở mẹ bầu tăng càng cao thì nguy cơ mắc chứng tiền sản giật cũng cao hơn. Khi làm xét nghiệm, nếu hàm lượng protein trong nước tiểu > 0,3g/ lít/ 24 giờ hoặc > 1g/ lít nước tiểu ngẫu nhiên thì có nghĩa là protein niệu dương tính. Lúc này, khả năng các mẹ bầu mắc chứng tiền sản giật là khá cao.

1.3. Cơ thể bị sưng phù nề

Cơ thể bị sưng phù nề là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải phân biệt tình trạng phù nề do sinh lý và phù nề do bệnh lý. Ở những mẹ bầu bình thường, phù nề chỉ xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ và chỉ bị sưng phù nhẹ ở phần chân, về lúc chiều và khi được nằm nghỉ, kê cao chân bằng gối thì sẽ hết.

Trong khi đó, phù nề bệnh lý hay còn được gọi là biểu hiện của chứng tiền sản giật là hiện tượng phù nề toàn thân, vào cả buổi sáng và khi kê cao chân thì cũng không hết được. Nếu bị tiền sản giật nặng, các mẹ bầu còn có thể bị phù tràn dịch đa nang hoặc phù não vô cùng nguy hiểm. 

Trên thực tế, các mẹ bầu có thể phát hiện ra phù nề bệnh lý bằng cách ấn lên nền cứng, ở những vị trí như bàn tay, mu bàn chân, mặt trước của xương chậu. Bên cạnh đó, phù nề bệnh lý thường đi kèm với những biểu hiện như tăng cân nhanh chóng, khoảng trên 500g/ tuần hoặc 2250g/ tháng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh về miệng: Nhiễm nấm Candida miệng-họng

Biến chứng của tiền sản giật – nguy hiểm khôn lường

Để biết rõ nguyên nhân của tiền sản giật, mẹ bầu có thể tới gặp bác sĩ

1.4. Một số biểu hiện nặng

Nếu không phát hiện và có phương hướng điều trị kịp thời thì mẹ bầu có thể xuất hiện những biểu hiện nặng hơn của bệnh tiền sản giật. Chẳng hạn như mệt mỏi, thiếu máu, niêm mạc trở nên nhợt nhạt và da xanh sao. Bên cạnh đó, các mẹ bầu còn có thể cảm thấy đau vùng thượng vị, buồn nôn và đau hạ sườn phải.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể gặp các triệu chứng về hệ thần kinh như lờ đờ, đau dây thần kinh chẩm. Không chỉ vậy, các mẹ bầu còn có thể gặp phải những dấu hiệu về thị giác như chóng mặt, hoa mắt, thị lực giảm và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. 

2. Biến chứng của tiền sản giật các mẹ bầu nên biết

Tiền sản giật được coi là biến chứng sản khoa vì nó ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi. Những biến chứng của tiền sản giật các mẹ bầu nên biết là:

2.1. Thai nhi chậm phát triển

Tiền sản giật ảnh hưởng trực tiếp lên các mạch máu nuôi thai nhi. Trong trường hợp nhau thai không nhận đủ máu, thai nhi sẽ bị thiếu máu, thiếu oxy và nhận được ít dưỡng chất hơn. Điều này khiến thai nhi trong bụng mẹ chậm phát triển hơn so với bình thường. 

2.2. Mẹ bầu sinh non

Nếu mẹ bầu mắc chứng tiền sản giật nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sinh con sớm để cứu cả mẹ lẫn bé. Với những em bé chào đời khi chưa đủ tuần, phổi và những cơ quan khác sẽ chưa kịp để trưởng thành. Trong trường hợp em bé sinh quá non (trước 28 tuần) sẽ ảnh hưởng tới thể chất và trí tuệ về sau.

2.3. Nhau bong non

Tiền sản giật sẽ làm tăng nguy cơ bị nhau bong non. Đây là hiện tượng bánh nhau bong ra khỏi thành tử cung trước khi em bé được sinh ra. Nhau bong non là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nếu bị nặng, nó có thể đe dọa tới tính mạng của mẹ và bé.

Biến chứng của tiền sản giật – nguy hiểm khôn lường

>>>>>Xem thêm: Siêu thực phẩm giúp bạn phòng bệnh ung thư bàng quang

Biến chứng của bệnh tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, vì vậy mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn

2.4. Hội chứng HELLP

HELLP là từ viết tắt của hội chứng tán huyết, tăng men gan và tăng bạch cầu. Đây là biến chứng của tiền sản giật rất nặng và diễn tiến rất nhanh, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi. Biểu hiện của hội chứng HELLP bao gồm đau đầu, nôn ói và đau vùng hạ sườn phải. Trên thực tế, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm vì nó có nghĩa là mẹ đã bị tổn thương nặng các cơ quan trong cơ thể.

2.5. Sản giật

Nếu không kiểm soát tốt bệnh tiền sản giật, mẹ bầu có thể xuất hiện những cơn co giật, hay còn được gọi là sản giật. Nó gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, khi bị sản giật, mẹ sẽ cần phải sinh con ngay bất kể tuổi thai lúc này là bao nhiêu tuần. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ biến chứng thành sản giật, mẹ bầu nên kiểm soát tốt huyết áp của mình.

2.6. Tổn thương các cơ quan khác

Biến chứng của tiền sản giật là rất nguy hiểm. Bởi lẽ nó có thể dẫn tới tổn thương gan, thận, tim, phổi và mắt. Nặng hơn, các mẹ bầu còn có thể bị đột quỵ hoặc tổn thương não. Điều này có nghĩa là nếu mẹ bị tiền sản giật càng nặng, thì các cơ quan bị tổn thương càng nhiều thêm. 

2.7. Mắc bệnh tim mạch

Với những mẹ bầu mắc tiền sản giật, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau sinh cũng tăng lên. Trong trường hợp mẹ mắc tiền sản giật 2 lần trở lên hoặc sinh non vì tiền sản giật nặng, nguy cơ này càng tăng cao. Do đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sau sinh, các mẹ bầu nên duy trì mức cân nặng ổn định, ăn nhiều rau củ, trái cây, tập thể dục thường xuyên và không được hút thuốc lá.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về biến chứng của tiền sản giật. Hãy đi khám thai định kỳ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này các mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *