Hiểu rõ về viêm tuyến sữa để phòng ngừa và chữa trị kịp thời

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ cho con bú với các biểu hiện đặc trưng như sưng, nóng, thậm chí là sốt. Với các trường hợp phụ nữ mắc viêm tuyến vú nếu phát hiện và điều trị kịp thời hầu như sẽ được chữa khỏi và không để lại di chứng nào.Hiểu rõ về viêm tuyến sữa để phòng ngừa và chữa trị kịp thời

Bạn đang đọc: Hiểu rõ về viêm tuyến sữa để phòng ngừa và chữa trị kịp thời

Phụ nữ đang cho con bú có nguy cơ cao mắc viêm tuyến sữa

1. Viêm tuyến sữa là bệnh gì?

Căn bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở mô vú, thường xảy ra trong giai đoạn cho con bú. Thông thường viêm tuyến vú hay gặp ở những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay các đối tượng khác như người phụ nữ bệnh tiểu đường, có khả năng miễn dịch thấp hoặc phụ nữ vừa trải qua phẫu thuật ngực cũng có khả năng cao mắc bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa

  • Nguyên nhân thường là do các bà mẹ chưa có kinh nghiệm, cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
  • Một số nguyên nhân khách quan khác như mặc áo lót quá chật, sử dụng chất liệu vải kém không thoáng khí, vệ sinh không an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Vi khuẩn thâm nhập vào vú: Trong quá trình cho con bú, vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa từ vết nứt trên núm vú hoặc thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Trong môi trường sữa bị ứ đọng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh như viêm vú mãn tính, hoặc ung thư biểu mô viêm: Đối với phụ nữ mãn kinh, nhiễm trùng vú có thể liên quan đến các tình trạng viêm mãn tính của các ống dẫn dưới núm vú. Nhiễm trùng có xu hướng tái phát và lan rộng hơn.
  • Đối với phụ nữ không cho con bú, viêm tuyến vú thường xảy ra trong trường hợp tổn thương núm vú (bị nứt hoặc đau tức).

Tìm hiểu thêm: Tiểu không tự chủ là gì? Cách chữa như thế nào?

Hiểu rõ về viêm tuyến sữa để phòng ngừa và chữa trị kịp thời

Viêm tuyến vú thường có dấu hiệu khá sớm và dễ nhận biết

3. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm tuyến sữa

Căn bệnh viêm vú thông thường xuất hiện triệu chứng khá sớm và dễ nhận biết, cụ thể như:

  • Xuất hiện các vùng đỏ sưng trên vú, các mẹ có thể cảm thấy nóng và đau khi chạm vào.
  • Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi thường xuyên trong người.
  • Mẹ có cảm giác sờ thấy những vùng cứng lạ trên vú.
  • Các cơn đau rát xuất hiện có thể xảy ra khi cho con bú hoặc với tần suất liên tục hơn.
  • Tiết dịch vú bất thường, dịch có màu trắng hoặc có vệt máu
  • Một số trường hợp bệnh nặng hơn, mẹ có thể bị sốt, ớn lạnh và người mệt mỏi.

Hầu như viêm tuyến vú chỉ thường xảy ra vào giai đoạn những tuần đầu cho con bú. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào mà trẻ vẫn còn bú mẹ. Các triệu chứng của bệnh cũng chỉ ảnh hưởng đến một bên vú. Nếu gặp bất cứ triệu chứng nào kéo dài như sốt cao, chảy mủ từ núm vú, các vệt đỏ ngày càng lan rộng, mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị ngay.

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến vú

4.1. Cách phòng ngừa viêm tuyến sữa

Để phòng tránh khả năng bị viêm tuyến vú, các mẹ nên trang bị những kiến thức sau:

  • Cho em bé bú ở cả 2 bên vú.
  • Giải phóng hoàn toàn sữa sau khi con bú để giảm tắc và ứ đọng sữa.
  • Cho em bé bú đúng cách để tránh gây tổn thương núm vú.
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho cả mẹ và bé. Đặc biệt vệ sinh sau khi bú để tránh vi khuẩn thâm nhập.
  • Uống đủ nước, ít nhất 2 lít/ngày. Bổ sung rau xanh, hoa quả vào thực đơn hàng ngày để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.
  • Đối với phụ nữ đang hút thuốc cần sự tư vấn từ phía bác sĩ để có các biện pháp ngừng thuốc lá hoàn toàn.
  • Cai sữa cho bé dần dần thay vì ngưng đột ngột.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ hoặc khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh để điều trị sớm và dứt điểm.

Hiểu rõ về viêm tuyến sữa để phòng ngừa và chữa trị kịp thời

>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu bệnh tình dục nguy hiểm là như thế nào?

Cho em bé bú đúng cách là một trong những cách tốt nhất để phòng bệnh viêm tuyến vú.

4.2. Các phương pháp điều trị hiện nay

Sau khi khám lâm sàng và thực hiện các siêu âm cần thiết, bệnh nhân được xác định mắc viêm tuyến vú sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị riêng tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh. Một số phương pháp được áp dụng hiện nay như:

  • Đối với những ca viêm tuyến vú nhẹ thường không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh. Quan trọng là mẹ có những biện pháp tích cực cải thiện, như việc không nên dừng cho bé bú bên vú bị viêm. Việc bé bú sẽ phần nào giúp thông tuyến sữa, tránh tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên sử dụng thêm máy hút sữa để hút sạch sữa còn lại.
  • Trong trường hợp nặng hơn, viêm tuyến vú có thể gây biến chứng làm tình trạng tệ hơn, lúc này mẹ nên ngưng cho bé bú ở bên vú bị nhiễm bệnh.
  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau an toàn cho bà mẹ có con bú như acetaminophen và ibuprofen trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Hoặc bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Cephalexin, Dicloxacilin nhằm ngăn chặn sự nhiễm trùng.
  • Một số biện pháp giảm đau có thể thực hiện tại nhà như đắp khăn xô/gạc ấm trước và sau khi cho bé bú để giảm cảm giác đau tức.
  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ cùng chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
  • Trong trường hợp viêm nhiễm xấu đi hoặc bắt đầu xuất hiện ổ áp xe vú sâu thì thuốc kháng sinh sẽ được kết hợp trong quá trình điều trị tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một số trường hợp viêm tuyến vú biến chứng thành áp xe vú thì có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các ổ áp xe có thể chọc hút hoặc dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm và sau đó điều trị kháng sinh.

Phần lớn các trường hợp mắc viêm tuyến vú đều có thể chữa trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất cứ di chứng nào. Viêm tuyến vú nếu được điều trị ngay khi bệnh khởi phát cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng sữa cho con bú. Tuy nhiên, nếu có bất cứ biểu hiện bệnh trở nên trầm trọng cần đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ chuyên môn đánh giá và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *