Cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt không phụ thuộc vào tình trạng cắt bỏ buồng trứng của người phụ nữ là cắt bỏ hoàn toàn hay cắt bỏ một phần của buồng trứng. Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt không
Cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt không là câu hỏi nhiều người thắc mắc
1.Những nguyên nhân phải cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho người phụ nữ bị buộc phải cắt bỏ buồng trứng của mình. Việc thực hiện cắt bỏ buồng trứng có thể tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe của người phụ nữ để bác sĩ cân nhắc tiến hành chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một bên hoặc hai bên.
1.1 U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là hiện tượng khi cơ thể người phụ nữ có xuất hiện khối nhỏ mà trong đó có chứa dịch lỏng hoặc là khối chất rắn có trong buồng trứng. Nếu là khối u lành tính thì các bác sĩ sẽ thường chỉ định bóc tách khối u.
Nếu tình trạng khối u nặng hơn, hay đó là một khối u ác tính thì mới bị chỉ định cắt cả buồng trứng hoặc cắt một phần buồng trứng.
1.2 Ung thư buồng trứng
Tế bào ung thư buồng trứng sẽ có khả năng xuất hiện khi trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, hoặc ung thư buồng trứng thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà các bệnh nhân có thể sẽ bị cắt 1 hoặc 2 bên buồng trứng.
1.3 Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy ở khu vực bên ngoài tử cung của người phụ nữ.
Theo nhiều thống kê cho thấy, 40% là tỉ lệ mà phụ nữ bị vô sinh nguyên nhân có liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Trong một số trường hợp có thể nghiêm trọng hơn, lạc nội mạc tử cung có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí là tử vong.
Bệnh này có thể khiến cho chị em phụ nữ bị tổn thương vòi trứng, ống dẫn trứng, việc này có thể dẫn đến hiện tượng cản trở nhu động ống dẫn trứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ buồng trứng của chị em phụ nữ.
1.4 Buồng trứng bị áp xe
Hiện tượng áp xe buồng trứng là khi có xuất hiện một túi chứa mủ trong buồng trứng của chị phụ nữ. Đây còn được coi là một biến chứng rất nặng của những bệnh lý liên quan đến viêm đường sinh dục. Nếu bệnh mà không được phát hiện sớm để điều trị hay phát hiện nhưng điều trị không hiệu quả sẽ gây ra những hậu quả lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt khi khối áp xe này mà vỡ ra có thể sẽ gây hủy hoại buồng trứng và các cơ quan lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Áp xe buồng trứng có thể được phòng ngừa bằng một lối sống tình dục lành mạnh, giữ vệ sinh sinh dục đúng cách, đi khám và tích cực điều trị khi có triệu chứng báo hiệu của viêm sinh dục, chủ động ngăn chặn diễn tiến đến áp xe thì đã quá muộn màng.
2.Cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt không
Mỗi chị em phụ nữ đều có 2 buồng trứng ở bên trái và bên phải của cơ thể. Vì thế để biết sau khi cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt không thì cần phải phụ thuộc vào việc chị em phụ nữ, khi thực hiện can thiệp phẫu thuật đã cắt một bên mà bên kia vẫn hoạt động chức năng bình thường, hay bị cắt hoàn toàn cả hai bên buồng trứng.
Nếu như sau khi cắt mà chỉ cắt một bên mà bên kia chức năng sinh sản vẫn bình thường thì vẫn có thể có nguyệt san hàng tháng bình thường nhưng nếu cắt bỏ cả hai buồng trứng rồi thì hiện tượng này cũng sẽ không còn nữa.
3.Khả năng có thể mang thai sau khi cắt bỏ buồng trứng
Việc có thai sau khi cắt bỏ buồng trứng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng điều trị, cắt bỏ buồng trứng của chị em phụ nữ. Nếu như sau khi điều trị mà chị em phụ nữ vẫn còn một bên buồng trứng thì khả năng mang thai sau khi cắt bỏ một bên là vẫn còn.
Kể cả trường hợp nếu cả hai buồng trứng đều bị cắt bỏ khả năng thụ thai tự nhiên sẽ không thành công tuy nhiên có thể nhờ phương pháp khác như xin trứng để có thể thụ tinh trong ống nghiệm để có thai.
4.Việc cắt buồng trứng có cần bổ sung estrogen?
Tìm hiểu thêm: Xơ phổi có nguy hiểm không?
Cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt không phụ thuộc vào tình trạng cắt bỏ buồng trứng của người phụ nữ
Estrogen là tên gọi của hormone sinh dục nữ và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt, nội tiết tố của người nữ. Đặc biệt đây cũng là yếu tố mà sẽ hình thành nên những đặc tính thứ phát của nữ giới chẳng hạn như: Giọng nói, ngực nở, thân hình thanh mảnh, cân đối,…
Nếu cơ thể người phụ nữ bị cắt cả hai bên buồng trứng thì cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt Estrogen và sẽ giống như phụ nữ mãn kinh.
Trong trường hợp này các chị em có thể bổ sung bằng phương pháp ăn hay uống nhưng cần đặc biệt nghe theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Khi dung nạp thêm estrogen vào trong cơ thể có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như là: căng ngực, vàng da, tăng calci máu, buồn nôn, nhức đầu,… Nghiêm trọng hơn có thể gây ra hiện tượng ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú,…
5.Nếu bị buồng trứng có ảnh hưởng tới khả năng tình dục?
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu chớ quên: 3 mốc khám thai quan trọng nhất
Hy vọng bạn đã hiểu hơn về câu hỏi cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt không rồi
Việc sau khi cắt buồng trứng có ảnh hưởng tới khả năng tình dục không cũng là điều được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Buồng trứng có chức năng sản sinh trứng và bên cạnh đó một khả năng nữa là sản xuất, tiết ra hormone giúp chị em phụ nữ duy trì và phát triển ham muốn tình dục. Tuy nhiên trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù phụ nữ sau khi cắt bỏ cả hai buồng trứng thì nồng độ testosterone không giảm nhưng do ảnh hưởng sau khi cắt buồng trứng nên estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm xuống, nguy cơ giảm đi khả năng đạt cực khoái gấp 3 lần so với bình thường.
Đặc biệt, nếu như trong trường hợp cắt chị em phụ nữ chỉ cắt 1 buồng trứng, khi đó buồng trứng còn lại vẫn có thể hoạt động chức năng bình thường, thì sẽ không gây thiếu hụt về nội tiết và điều này cũng sẽ không ảnh hưởng đến đời sống chăn gối của người phụ nữ.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn có hiểu rõ hơn về “Cắt bỏ buồng trứng có kinh nguyệt hay không?” rồi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.