Cấy que tránh thai sau sinh bao lâu là tốt nhất?

Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai tốt nhất với sản phụ sau sinh, đang cho con bú,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai sau sinh. Nếu đây là điều các bạn thắc mắc, hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi ở dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Cấy que tránh thai sau sinh bao lâu là tốt nhất?

1. Tìm hiểu đôi nét về phương pháp cấy que tránh thai

Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai được chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng. Nếu chị em không mắc phải một bệnh lý gì thì có thể dễ dàng thích ứng với mọi biện pháp tránh thai. Vấn đề ở đây là chị em nên lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất với thói quen sinh hoạt và điều kiện kinh tế của mình để có hiệu quả lâu dài nhất. Nhìn chung, mỗi một biện pháp tránh thai đều có những ưu và nhược điểm riêng, điểm chung của chúng là khá an toàn. Do đó, chị em nên dành thời gian để tìm hiểu và lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất với bản thân mình.

Cấy que tránh thai sau sinh bao lâu là tốt nhất?

Cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai an toàn

Trong số những hình thức tránh thai phổ biến nhất hiện nay, cấy que tránh thai được nhiều chị em lựa chọn nhất. Trên thực tế, que tránh thai là loại thuốc chứa hàm lượng progesterone và được cấy vào vùng da dưới cánh tay không thuận. Sau đó, dụng cụ này sẽ phóng thích hormone nội tiết tố vào cơ thể của chị em, giúp ngừa thai một cách hiệu quả nhất. 

Theo các chuyên gia y khoa, que tránh thai có công dụng toàn thân, làm thay đổi vòng kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Trong một số trường hợp, dụng cụ này có thể gây ra tình trạng rong kinh hoặc vô kinh. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả mà nó mang lại thì cấy que tránh thai khá tốt, nên được nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Đôi khi, biện pháp này có thể gây ra tác dụng phụ nhưng chị em vẫn có thể điều chỉnh dần những tác dụng phụ này trong vòng 1 – 2 tháng. Tốt nhất, chị em nên cấy que tránh thai vào 5 ngày đầu tiên của chu kỳ và phải đảm bảo lúc đó không mang thai.

2. Thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai sau sinh là lúc nào?

Thông thường, sau khi sinh con khoảng 4 tuần là một số chị em đã bắt đầu có máu kinh trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc là chị em có khả năng mang thai trở lại. Vì vậy, nếu chưa muốn có thai sớm, chị em nên chú ý tránh thai từ thời điểm này. Có 2 trường hợp chị em nên lưu ý khi có ý định cấy que tránh thai:

  • Nếu đang cho con bú: tốt nhất chị em nên cấy que tránh thai sau khi sinh khoảng 6 tuần. 
  • Nếu không cho con bú và sau khi sinh dưới 3 tuần: chị em có thể cấy que tránh thai vào bất cứ lúc nào, miễn là không mang thai hoặc mắc căn bệnh nào. 

Tìm hiểu thêm: Chảy máu âm đạo bất thường – đừng chủ quan!

Cấy que tránh thai sau sinh bao lâu là tốt nhất?

Sau khi sinh  tuần là thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai

Về cơ bản, thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai là 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, hoặc 5 ngày đầu tiên sau khi sảy thai hoặc 21 ngày sau khi sinh. Nếu chị em cấy que tránh thai trong đúng thời điểm này thì không cần sử dụng thêm bất kỳ biện pháp nào khác. Tuy nhiên, nếu chị em không thực hiện đúng vào thời điểm này thì cần sử dụng thêm bao cao su để hỗ trợ trong vòng 7 ngày sau khi cấy thai để tránh rủi ro mang thai.

Sau khi cấy que tránh thai khoảng 3 – 5 năm, nếu muốn tiếp tục sử dụng biện pháp này thì chị em phải thực hiện thủ thuật tháo bỏ que cũ và cấy que mới để đạt được hiệu quả tránh thai tốt nhất. 

3. Cấy que tránh thai sau khi sinh có an toàn hay không?

Trên thực tế, không có một biện pháp tránh thai nào là là tuyệt đối hoàn hảo cả và mỗi một loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Quan trọng nhất là chị em nên lựa chọn hình thức tránh thai phù hợp nhất với sức khỏe, điều kiện kinh tế và thói quen sinh hoạt,… mới có thể sử dụng lâu dài. 

Về cơ bản, đây là phương pháp tránh thai an toàn, đạt hiệu quả cao và khả năng phục hồi sinh sản tốt. Tuy nhiên, cùng với đó là một vài tác dụng phụ có thể xảy ra như: 

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn như kinh nguyệt thưa, rong kinh, vô kinh
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Làm thay đổi hormone nội tiết tố của chị em, xuất hiện những triệu chứng như nám, tàn nhang, nổi nhiều mụn,…
  • Ngực căng tức
  • Tăng cân
  • Làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục
  • Sau khi cấy que tránh thai từ 3 – 5 năm, dụng cụ này sẽ giảm tác dụng, hoặc nếu để que quá lâu sẽ gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em

Thông thường, những tác dụng phụ này có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu, nhưng nó không ảnh hưởng tới việc có thai sau khi ngừng cấy, cũng như sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên, những hiện tượng này cũng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ biến mất nhanh chóng.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, chị em không nên cấy que tránh thai một cách bừa bãi, mà cần tới các cơ sở y tế uy tín và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện biện pháp tránh thai này.

Cấy que tránh thai sau sinh bao lâu là tốt nhất?

>>>>>Xem thêm: Vai trò của chụp nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú nam giới

Để biết rõ hơn về hình thức cấy que tránh thai sau sinh, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn

4. Những đối tượng không nên sử dụng que cấy tránh thai

Mặc dù cấy que tránh thai mang lại hiệu quả cao nhưng không phải chị em nào cũng có thể sử dụng được phương pháp này. Những đối tượng không nên sử dụng que cấy tránh thai là:

  • Mắc những bệnh liên quan tới tim mạch, nội tiết, huyết áp
  • Đã hoặc đang bị ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan,…
  • Có khả năng đang mang thai
  • Không muốn vòng kinh nguyệt bị thay đổi
  • Đang sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ làm giảm hiệu quả của que cấy tránh thai như thuốc điều trị bệnh lao, động kinh,…
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt mà chưa rõ nguyên nhân

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai sau sinh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp này, chị em hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *