Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B với mọi đối tượng

Vắc xin viêm gan siêu vi B không đáp ứng miễn dịch suốt đời bởi lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, thông thường ở cả trẻ em và người lớn, mũi nhắc lại viêm gan B nên được thực hiện sau mỗi 5 – 8 năm.

Bạn đang đọc: Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B với mọi đối tượng

1. Tìm hiểu về vắc xin viêm gan B

Vắc xin viêm gan B giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả cũng như đề phòng các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan thậm chí ung thư gan. Vắc xin được khuyến cáo cho cả người lớn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B.

Cần lưu ý, vắc xin viêm gan B sẽ không thể đề phòng được các bệnh viêm gan do tác nhân khác như viêm gan A hoặc viêm gan C.

Vắc xin này được chỉ định cho các nhóm đối tượng sau:

– Nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm hoặc người sống trong trại dưỡng lão, cứu tế,…

– Người du lịch đến vùng có dịch hoặc có nguy cơ cao trong quan hệ tình dục.

– Người có nguy cơ phơi nhiễm virus trong quá trình làm việc như cảnh sát, quân nhân, nhân viên cứu hỏa,…

– Người có người thân nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt là trẻ em có mẹ nhiễm virus.

– Bệnh nhân thường xuyên phải truyền máu, bị suy giảm miễn dịch hoặc đang chạy thận nhân tạo.

– Bệnh nhân ghép tạng.

Ngoài ra, vắc xin viêm gan B chống chỉ định cho các nhóm đối tượng có biểu hiện mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.

Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B với mọi đối tượng

Việc tiêm chủng rộng rãi sẽ góp phần kiểm soát bệnh trong cộng đồng.

2. Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B theo độ tuổi

2.1. Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B cho trẻ em

Đối với trẻ có mẹ nhiễm virus viêm gan B

Theo nhiều nghiên cứu, 90% trẻ có mẹ mắc virus viêm gan B bị viêm gan B mạn tính, 25% trong số đó tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Do đó, việc tiêm phòng cho những đối tượng này là hết sức cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật. Đối với trẻ có mẹ mắc viêm gan B, trong vòng 24 giờ sau khi chào đời bắt buộc phải tiêm đủ 2 mũi sau:

– Mũi 1: Tiêm phòng viêm gan B bằng huyết thanh.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện tiêm phòng là trong vòng 2 giờ sau khi chào đời, khi đó hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên mũi tiêm này sẽ đưa kháng thể vào cơ thể, giúp trẻ chống lại virus viêm gan B. Trong y học, đây gọi là miễn dịch thụ động và huyết thanh sẽ mất tác dụng nhanh chóng sau vài ngày. Vì vậy để bảo vệ trẻ lâu hơn cần có một loại miễn dịch khác là miễn dịch chủ động đặc hiệu, được tạo ra bằng cách tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ.

– Mũi 2: Tiêm phòng viêm gan B bằng vắc xin.

Mũi tiêm này có tác dụng đưa kháng nguyên vào cơ thể để trẻ tự sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan B. Kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh gây bệnh hoặc một vi sinh vật khác có cấu trúc gần giống vi sinh vật gây bệnh. Không giống với kháng thể trong huyết thanh khi cơ thể trẻ có thể sử dụng ngay, kháng thể trong vắc xin cần 7 – 14 ngày mới tạo ra được, tức sau khoảng 1 – 2 tuần cơ thể trẻ mới được bảo vệ bởi vắc xin viêm gan B. Việc tiêm phòng bệnh bằng vắc xin đem lại hiệu quả lên đến 95%.

Sau hai mũi tiêm trên, phụ huynh cần tiếp tục cho trẻ tiêm thêm 3 mũi vắc xin để hoàn chỉnh phác đồ tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ, cụ thể:

– Mũi vắc xin thứ 2: Tiêm khi trẻ 1 tháng tuổi.

– Mũi vắc xin thứ 3: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

– Mũi vắc xin thứ 4: Tiêm khi trẻ 1 tuổi.

– Mũi nhắc lại: Trên thực tế, kháng thể trong cơ thể trẻ có thể suy giảm theo thời gian và hiệu quả của vắc xin sẽ có tác dụng tốt nhất trong khoảng 5-10 năm. Vì vậy, sau khoảng thời gian này, phụ huynh nên cho trẻ đi kiểm tra lượng kháng thể HBsAb để quyết định thời gian tiêm mũi nhắc lại. Nếu HBsAb nhỏ hơn 10ml thi trẻ nên thực hiện tiêm để gia tăng khả năng kháng bệnh.

Đối với trẻ có mẹ không nhiễm virus viêm gan B

Nếu người mẹ không nhiễm virus viêm gan B thì phác đồ tiêm phòng vắc xin của trẻ như sau:

– Mũi 1: Tiêm trong vòng 24 giờ sau khi chào đời.

– Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 1 tháng tuổi.

– Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi.

– Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi.

Tìm hiểu thêm: Thời gian tiêm phòng viêm gan B cho người lớn và trẻ em

Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B với mọi đối tượng

Hiệu quả của vắc xin viêm gan B sẽ có tác dụng tốt nhất trong khoảng 5 – 10 năm.

2.2. Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B cho người lớn

Đối với người lớn, trước khi thực hiện tiêm phòng viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để biết cơ thể đã nhiễm virus chưa cũng như đã có kháng thể chưa. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm mà cán bộ y tế sẽ chỉ định bạn có nên tiêm phòng hay không. Cụ thể:

– Nếu HBsAg âm tính, Anti HBs dương tính: Có hai trường hợp, hoặc bạn đã bị nhiễm virus nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm phòng hoặc bạn đã tiêm vắc xin viêm gan B trước đây.

– Nếu HBsAg và Anti HBs đều âm tính: Bạn hoàn toàn chưa nhiễm virus viêm gan B, cần thực hiện tiêm phòng để bảo vệ.

– Nếu HBsAg dương tính, Anti HBs âm tính: Cơ thể bạn đã nhiễm virus viêm gan B và không được bảo vệ, không nên tiêm phòng vào thời điểm này vì vắc xin không còn tác dụng. Bạn cần làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác để bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị hay theo dõi.

Trong trường hợp thứ hai, bạn được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi vắc xin theo phác đồ sau:

– Mũi 1: Tiêm lần đầu.

– Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu khoảng 1 tháng.

– Mũi 3: Tiêm sau mũi đầu khoảng 6 tháng.

– Mũi nhắc lại: Vắc xin viêm gan B có khả năng phòng bệnh lên đến 95%, tuy nhiên theo thời gian lượng kháng thể sẽ giảm dần. Do đó các chuyên gia y tế khuyến khích tất cả mọi người thực hiện tiêm nhắc lại sau mỗi 5 – 8 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng để đảm bảo lượng kháng thể đủ cao, chống lại sự xâm nhập của virus. Tương tự với trẻ em, trước khi tiêm nhắc lại bạn cần kiểm tra lượng kháng thể HBsAb để quyết định thời gian tiêm. Nếu HBsAb nhỏ hơn 10ml hãy tiêm phòng để gia tăng khả năng kháng bệnh.

Phác đồ tiêm mũi nhắc lại viêm gan B với mọi đối tượng

>>>>>Xem thêm: Những trường hợp trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh

Vắc xin phòng viêm gan B dành cho người lớn có thể là vắc xin đơn hoặc vắc xin kết hợp phòng viêm gan A B.

Mong rằng những thông tin trên đã làm rõ được thắc mắc của bạn về phác đồ tiêm phòng viêm gan B và các mũi tiêm nhắc lại. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về lĩnh vực tiêm chủng, hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được nghe tư vấn và giải đáp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *