Những gì cần biết về xét nghiệm rối loạn phóng noãn

Xét nghiệm rối loạn phóng noãn là một trong phương pháp hàng đầu giúp phát hiện và ngăn ngừa vô sinh sớm ở phụ nữ. Vậy quy trình này bao gồm những gì và được thực hiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Những gì cần biết về xét nghiệm rối loạn phóng noãn

1. Rối loạn phóng noãn là gì?

Sự phóng noãn của buồng trứng là một trong những yếu tố ảnh hưởng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Hiện tượng phóng noãn thường xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 14 ngày. Do tuyến yên bài tiết tăng đột ngột làm cho nang trứng căng phồng, vỡ ra gây ra hiện tượng phóng noãn.Rối loạn phóng noãn hay còn gọi là bất thường phóng noãn, là hiện tượng noãn không được phóng ra khỏi nang trứng theo chu kỳ nhất định, rụng không đều đặn từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt, và là một trong những nguyên nhân dẫn tới vô sinh.

Rối loạn phóng noãn thường được phát hiện với một số biểu hiện cụ thể: kinh nguyệt không đều, vô kinh trong thời gian dài, suy giảm ham muốn quan hệ tình dục, khí hư thay đổi,… Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi không xuất hiện biểu hiện hay triệu chứng gì và chỉ được phát hiện qua siêu âm noãn.

2. Ý nghĩa xét nghiệm rối loạn phóng noãn

Những gì cần biết về xét nghiệm rối loạn phóng noãn

Xét nghiệm rối loạn phóng noãn có thể giúp chị em ngăn ngừa vô sinh ở phụ nữ

Phụ nữ mắc rối loạn phóng noãn sẽ gặp các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hạn chế khả năng mang thai của phụ nữ. Xét nghiệm này sẽ đánh giá được tình trạng hoạt động của buồng trứng. Cụ thể:
  • Rối loạn chức năng buồng trứng, giảm thiểu suy buồng trứng.
  • Ngăn ngừa sớm hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Ổn định chu kỳ kinh nguyệt: giảm thiểu tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc hành kinh kéo dài
  • Điều trị vô sinh, hiếm muộn: thống kê có khoảng 40% phụ nữ bị vô sinh do rối loạn phóng noãn. Thông thường, khi buồng trứng đều đặn phóng noãn, nội tiết do buồng trứng tiết ra sẽ làm cho hiện tượng xuất huyết tử cung diễn ra theo chu kỳ hằng tháng (kinh nguyệt). Ngoài ra, có thể tìm ra nguyên nhân tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc hành kinh kéo dài gây nên việc khó thụ thai.
  • Ngoài ra căn bệnh ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú có thể được tìm ra nhờ vào xét nghiệm này.

3. Các xét nghiệm rối loạn phóng noãn?

Việc xét nghiệm phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn phóng noãn.Một số kiểm tra lâm sàng có thể áp dụng:

  • Dấu hiệu bất thường chu kỳ kinh: không đều, vô kinh, nhiệt độ thân nhiệt tăng giữa chu kỳ kinh,…
  • Nhiệt độ cơ thể thường tăng hơn 0.5 độ C
  • Tình trạng chất nhầy ở tử cung: xuất hiện ít, lỏng, không có đặc tính dính nhiều như thông thường.
  • Tuy nhiên, hiện nay các kiểm tra lâm sàng không được ưu tiên sử dụng vì kết quả không chính xác mà cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

3.1 Siêu âm

Siêu âm là một trong bước quan trọng để theo dõi nang noãn phát triển. Đây là phương pháp đơn giản,tiết kiệm chi phí, không gây đau đớn cho bệnh nhân.Hiện nay siêu âm đầu dò âm đạo đang được ứng dụng rộng rãi vì mang lại hiệu quả cao và không gây tổn thương đến tử cung. Qua việc siêu âm đầu dò âm đạo, chức năng và tình trạng của buồng trứng được đánh giá chi tiết.Lưu ý: Việc siêu âm theo dõi nang noãn cần được thực hiện nhiều lần trong một chu kì.

3.2 Xét nghiệm nội tiết tố

Xét nghiệm nội tiết tố là quá trình cần thiết để chẩn đoán rối loạn phóng noãn ở phụ nữ. Quá trình này bao gồm 5 xét nghiệm nhỏ, được tiến hành từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt để đưa kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm Estrogen

Là hormon sinh dục nữ được sản xuất trong buồng trứng, có vai trò quan trọng trong kích thích các nang trứng phát triển. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen tăng phóng noãn và các chu kỳ sinh sản.Estrogen có 3 dạng nhưng Estradiol (E2) là dạng phổ biến nhất. Nồng độ estradiol tăng dần trong máu khi phóng noãn khoảng từ 70 đến 220 pmol/L hoặc 20 đến 60 pg/mL.Xét nghiệm này được thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm Progesterone

Chỉ số Progesterone sẽ đánh giá khả năng phóng noãn của buồng trứng. Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa trên những giá trị Progesterone bình thường sau để đánh giá:

  • Giai đoạn trước dậy thì: 0.1 – 0.4 ng/mL
  • Giai đoạn tạo nang: 0.057 – 0.892 ng/mL
  • Giai đoạn rụng trứng: 0.119 – 11.963 ng/mL
  • Giai đoạn tạo thể: 1.821 – 28.833 ng/mL
  • Giai đoạn mang thai: 15 – 89.4 ng/mL
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: dưới 0.13 ng/mL

Chỉ số Progesterone thấp hơn so với chỉ số trên theo từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn rụng trứng, bệnh nhân có khả năng gặp vấn đề về rối loạn phóng noãn. Do tính ổn định của hormone mà xét nghiệm này được thực hiện và các ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm FSH

Tìm hiểu thêm: Phương pháp chửa ngoài tử cung mổ nội soi là gì?

Những gì cần biết về xét nghiệm rối loạn phóng noãn

Nồng độ FSH càng tăng thì tỷ lệ rối loạn phóng noãn càng cao

Hormone FSH được sản sinh từ thùy trước tuyến yên, có chức năng kích thích nang trứng phát triển đến dạng chín, tuy nhiên không có tác dụng làm cho trứng rụng.FSH làm nang trứng vỡ, gây ra phóng noãn nang trứng cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp. Cụ thể nếu nồng độ FSH cao (trên 10 IU/L) thì khả năng rối loạn phóng noãn cao.

Xét nghiệm LH

Nồng độ LH có thể dự đoán được thời điểm phóng noãn của buồng trứng.Xét nghiệm này thường được tiến hành trong hai ngày, thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm Prolactin

Prolactin là hormon có vai trò kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH) vì vậy hiện tượng tăng prolactin cũng gây ra rối loạn phóng noãn.

4. Phương pháp điều trị rối loạn phóng noãn hiệu quả

Kích thích buồng trứng là phương pháp phổ biến nhất khi điều trị hiếm muộn cho các trường hợp rối loạn phóng noãn.Những gì cần biết về xét nghiệm rối loạn phóng noãn

>>>>>Xem thêm: Hiệu quả của chữa cười hở lợi bằng niềng răng

Kích trứng được sử dụng để điều trị rối loạn phóng noãn

Kích thích buồng trứng (kích trứng) là phương pháp tạo ra các nang noãn, tăng khả năng phóng noãn của buồng trứng bằng việc sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm hoặc sử dụng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để tăng khả năng mang thai.Bác sĩ chuyên khoa kê đơn tướng ứng với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, sử dụng dạng tiêm hay dạng uống.

Phương pháp này giúp giảm thiểu rối loạn phóng noãn, tăng khả năng mang thai tuy nhiên sẽ có những biến chứng dễ gặp phải mà chị em cần lưu ý.
  • Xuất huyết âm đạo, tổn thương bên trong âm đạo vì có thể bị nhiễm trùng trong quá trình sử dụng công cụ y tế.
  • Nguy cơ mang đa thai cao, trẻ dễ phải sinh thiếu tháng, hoặc mắc dị tật bẩm sinh do sự can thiệp của thuốc kích trứng
  • Gây ra hội chứng quá kích buồng trứng: khiến người mẹ dễ bị sảy thai, nhiễm độc thai nghén hoặc băng huyết… thậm chí xấu hơn có thể gây ra ung thư buồng trứng.

Do vậy, khi thực hiện phương pháp này cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của phụ nữ.Xét nghiệm rối loạn phóng noãn vô cùng quan trọng trong bảo vệ sức khỏe sinh sản phụ nữ. Nếu trong trường hợp mắc bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp mới có thể đạt kết quả như mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *