Khi mang thai có nhiều mẹ bầu thắc mắc siêu âm thai nhiều có tốt không, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về chủ đề này nhé.
Bạn đang đọc: Siêu âm thai nhiều có tốt không?
1. Phương pháp siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai thường xuyên có tốt không là câu hỏi của nhiều mẹ bầu
Siêu âm thai là một kiểu kỹ thuật chẩn đoán qua hình ảnh mà sử dụng sóng âm thanh để có thể xem được hình ảnh của thai nhi trong tử cung của mẹ. Việc thực hiện siêu âm được thực hiện định kỳ theo giai đoạn thai kỳ nhưng bên cạnh đó việc thực hiện siêu âm cũng được thực hiện theo yêu cầu của mẹ khi có mong muốn được nhìn thấy con mình trong bụng. Siêu âm khi mang thai vừa giúp mẹ có thể quan sát, theo dõi được sự phát triển của con trong bụng, bên cạnh đó còn giúp các bác sĩ sớm phát hiện những vấn đề có thể xảy ra.
2. Siêu âm thai thường xuyên có tốt không?
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư gan
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể chứng minh siêu âm thai thường xuyên là không tốt
Nhiều mẹ bầu thắc mắc là siêu âm thai thường xuyên có tốt không, đây cũng là một câu hỏi vô cùng phổ biến. Trong cả thai kỳ của mình trung bình mẹ thường thực hiện việc siêu âm từ 9 – 10 lần.
Hiện nay trên thực tế cũng như những nghiên cứu về thai sản thì chưa ai có thể chứng minh việc thực hiện siêu âm sẽ gây hại cho mẹ hay là em bé trong bụng, dù vậy thì việc mẹ quá lạm dụng siêu âm là điều không nên. Việc nguy hiểm hay những rủi ro sẽ đến từ việc mẹ đi lại quá nhiều cơ sở thực hiện siêu âm và bên cạnh đó còn gây lãng phí cả về thời gian và tiền bạc của ba mẹ. Khi mang thai nếu mẹ nên thực hiện siêu âm ở mức độ vừa phải để biết được tình trạng của bé, hoặc nên theo hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ.
3. Mẹ cần siêu âm thai để làm gì?
Siêu âm thai là một trong những chỉ định bắt buộc mà mẹ phải thực hiện trong thai kỳ của mình. Việc thực hiện siêu âm thai nhi này nhằm mục đích
– Tuổi của thai nhi: Việc thực hiện siêu âm giúp bác sĩ có thể biết được tuổi của thai nhi, dự kiến ngày sinh của mẹ, cũng như lên lịch các mốc quan trọng kiểm tra thai nhi trong thai kỳ
– Xác định vị trí, kiểm tra sự phát triển của thai nhi: có một số thai nhi có thể phát triển ở bên ngoài của tử cung hay ở trong ống dẫn trứng. Việc thực hiện siêu âm thai sẽ phát hiện được hiện tượng thai ngoài tử cung để bác sĩ có thể có biện pháp can thiệp kịp thời.
– Số lượng em bé: Siêu âm thai cũng giúp bác sĩ xác định chính xác số lượng thai nhi đang phát triển trong tử cung của mẹ.
– Đánh giá và kiểm tra sự phát triển, tăng trưởng của thai nhi: thực hiện siêu âm định kỳ giúp bác sĩ sĩ nắm được tốc độ phát triển của thai nhi của tuần kiểm tra có đang được phát triển bình thường hay không. Bên cạnh đó những chuyển động trong bụng, nhịp thở của bé, nhịp tim đều được kiểm tra và xác định.
– Nước ối và nhau thai cũng được bác sĩ đánh giá, xác định qua việc siêu âm
– Những dị tật bẩm sinh được kiểm tra qua từng tuần thai phù hợp
– Trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai quá ngày thì việc thực hiện siêu âm thai sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem tình hình bé trong bụng như thế nào, đã phù hợp để thực hiện sinh hay chưa.
– Trong thai kỳ nếu như thai phụ gặp một số hiện tượng lạ như chảy máu hay biến chứng khác, việc chỉ định siêu âm để bác sĩ biết được tình trạng cũng như tìm ra những điều có thể là nguyên nhân để thực hiện can thiệp sớm.
4. Khi nào thì mẹ bầu nên siêu âm thai?
>>>>>Xem thêm: Những việc cha mẹ cần làm khi nhổ răng sữa còn chân
Thời điểm mẹ nên thực hiện siêu âm thai nhi trong bụng được nhiều mẹ quan tâm
Thực hiện siêu âm thai là một trong những điều cần thiết mà mẹ nên sử dụng trong thai kỳ của mình, nhất là những siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ. Đối với những thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu không nên quá lạm dụng và sử dụng việc siêu âm thai nhiều lần, liên tục sẽ khiến vô cùng lãng phí.
Trong thai kỳ thì có những mốc thời gian vô cùng quan trọng mà mẹ cần đặc biệt quan tâm và lưu ý để đi thăm khám và kiểm tra là:
4.1 Giai đoạn những tháng đầu của thai kỳ: 6 – 10 tuần tuổi
Việc mẹ thực hiện siêu âm thai nhi khi ở tuần thứ 6 – 10, điều này sẽ xác định thai nhi lúc đó đã vào trong tử cung hay chưa, mẹ đang mang thai là mang thai đơn hay thai đôi và thai hiện đang có sự sống hay không.
4.2 Tháng đầu của thai kỳ: 12-14 tuần tuổi
Đến tuần thứ 12 – 14 thì lần siêu âm ở tuần đầu duy nhất này để có thể đo được độ mờ da gáy của thai nhi, việc này nhằm dự đoán được những nhiễm sắc thể bất thường, bên cạnh đó bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời và nhanh chóng những dấu hiệu bất thường ở thai nhi ở tuần này.
4.3 Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: tuần 22 – 24
Siêu âm ở tuần này của thai kỳ thì sẽ có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có của thai nhi, bên cạnh đó cũng có thể phát hiện những dị tật bẩm sinh của thai nhi như: hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, …
4.4 Giai đoạn 3 tháng cuối: thai nhi được 32 – 34 tuần
Siêu âm giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ để các bác sĩ phát hiện ra những bất thường có thể xuất hiện ở não, tim và mạch máu… Những bệnh này thì phải đến ba tháng cuối của thai kỳ mới có thể được phát hiện. Ngoài ra, việc thực hiện siêu âm ở giai đoạn ba tháng cuối này còn giúp bác sĩ chẩn đoán cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, dây rốn,…
5. Khi đi siêu âm thai mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
Trước khi đi siêu âm mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Tìm hiểu các cơ sở thăm khám trước khi thực hiện siêu âm vừa phù hợp với mình, thuận tiện đi lại cũng như đảm bảo chất lượng y tế sử dụng.
– Việc thực hiện siêu âm trong một số trường hợp đặc biệt nếu có phát hiện vấn đề thì có thể bác sĩ thăm khám có thể sẽ yêu cầu thêm một số xét nghiệm để biết được tình trạng sức khoẻ của mẹ. Vì vậy khi đi siêu âm thì mẹ có thể không chỉ siêu âm mà có thể thực hiện một số xét nghiệm khác.
– Kinh nghiệm cho một số mẹ bầu là khi chuẩn bị tiến hành siêu âm thai nhi thì mẹ bầu không phải thực hiện việc nhịn ăn, nhưng mẹ nên uống nhiều nước hơn bình thường một chút để bàng quang có thể căng hơn. Việc này giúp cho việc quan sát thai nhi dưới 10 tuần tuổi sẽ giúp cho hình ảnh thu về được rõ nét và dễ quan sát.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi siêu âm thai nhiều có tốt không rồi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.