Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ được coi một việc vô cùng quan trọng vì không chỉ giúp mẹ bầu chăm sóc tốt thai kỳ mà còn có thể phát hiện sớm ra những bất thường ở cơ thể của người mẹ cũng như những bất thường ở thai nhi nếu có. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin không thể bỏ qua về việc xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ nhé.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ, những thông tin
1. Lý do cần xét nghiệm 3 tháng đầu
3 tháng đầu tiên (hay dân gian còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất) là giai đoạn cần thiết để làm các xét nghiệm liên quan đến các bệnh lý ở mẹ bầu hoặc thai nhi để có phương án điều trị sớm. Nếu chị em bỏ lỡ giai đoạn này thì việc kiểm tra ở giai đoạn sau sẽ không còn chính xác nữa.
Việc làm xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp phát hiện ra những dị tật bẩm sinh hay rối loạn di truyền nhất định ở thai nhi như hội chứng Down (ba nhiễm sắc thể số 21) hay rối loạn 3 nhiễm sắc thể số 18 cũng như phát hiện ra một số bệnh ở thai phụ như Rubella, giang mai, HIV,…
- Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi cũng như các bệnh lý ở mẹ bầu
2. Những xét nghiệm cần làm
2.1 Xét nghiệm nhóm máu
Như chúng ta đã biết, có tổng cộng 4 nhóm máu chính là A, B, AB và O. Trong mỗi nhóm máu lại phân loại ra nhóm máu Rh (một kháng nguyên có trong tế bào hồng cầu). Nếu trong máu có Rh sẽ ký hiệu là Rh dương (+) còn không có sẽ ký hiệu là Rh âm (-).
Nếu cặp vợ chồng đó có kết quả xét nghiệm Rh (-) ở mẹ và Rh (+) thì em bé sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tán huyết – bệnh lý này có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu, hồng cầu lưới, thậm chí thai chết lưu.
2.2 Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm này được thực hiện để theo dõi tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể đồng thời xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Đây là một xét nghiệm cần thiết, giúp chẩn đoán những bệnh lý hay bệnh nhiễm trùng mà thai phụ mắc, tính được số lượng của 3 loại tế bào máu để thấy được tổng quan sức khỏe mẹ bầu.
Xét nghiệm này sẽ sẽ cho biết những thông tin về các chỉ số:
– Số lượng bạch cầu và mỗi loại bạch cầu chiếm bao nhiêu %.
– Số lượng hồng cầu, dung tích hồng cầu và huyết sắc tố Hemoglobin, chỉ số hồng cầu.
– Đếm số lượng tiểu cầu và khối lượng tiểu cầu.
2.3 Xét nghiệm nước tiểu
- Bác sĩ dựa vào 11 chỉ số có trong nước tiểu để xác định được các bệnh lý mẹ bầu gặp phải
Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận dựa trên những chỉ số sau:
– Glucose (Glu)
Nếu trong nước tiểu có chỉ số này nghĩa là lượng đường huyết trong máu đang tăng cao (điển hình của bệnh đái tháo đường), cũng có thể do thận bị tổn thương hoặc trong người có bệnh.
– Leukocytes (LEU ca)
Khi xuất hiện chỉ số này nghĩa là trong nước tiểu có bạch cầu, thai phụ đang nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu tuy nhiên chưa khẳng định chắc chắn được)
– Nitrate (NIT)
Chỉ số này thường được kết hợp cùng Leukocytes ở trên để xác định rõ mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng tiểu không. Khi tìm thấy Nitrate trong nước tiểu có nghĩa là bị nhiễm trùng đường niệu và có thể do loại vi khuẩn nguy hiểm nhất E.Coli gây nên.
– Urobilinogen (UBG)
Xuất hiện chỉ số này có nghĩa là dấu hiệu bệnh lý về gan (xơ gan, viêm gan) khiến cho dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị tắc nghẽn.
– Bilirubin (BIL)
Chỉ số này cũng thể hiện bệnh lý về gan hay túi mật nên khi Bilirubin có trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hay dòng chảy từ túi mật bị tắc nghẽn.
– Protein (Pro)
Nếu chỉ số này xuất hiện trong protein, điều đó có nghĩa là thai phụ đang gặp các triệu chứng như thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy….
– Độ pH
Chỉ số pH đánh giá độ axit trong nước tiểu thông qua việc kiểm tra trong nước tiểu có tính chất axit hay bazo.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm NIPT bao nhiêu tiền và chờ kết quả bao lâu?
- Độ pH của người bình thường sẽ nằm trong khoảng 4.5 – 8, nếu độ pH dưới 5 là bị axit hóa, trên 8 là bị kiềm hóa
– Blood (BLD)
Chỉ số này thể hiện có yếu tố nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, xuất huyết từ bàng quang hay bị bướu thận. Ngoài ra khi bị các bệnh lý như tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo cũng khiến máu xuất hiện trong nước tiểu.
– Specific Gravity (SG)
Chỉ số này sẽ giúp đánh giá độ đặc của nước tiểu để xem thai phụ đang uống quá nhiều nước hay bị thiếu nước.
– Ketone
Ketone sẽ xuất hiện ở thai phụ bị tiểu đường, chế độ ăn uống hàng ngày có ít carbohydrate, nghiện rượu hoặc suy nhược cơ thể.
– Ascorbic Acid (ASC)
Chỉ số này sẽ đánh giá về bệnh thận qua việc kiểm tra chất thải trong nước tiểu.
2.4 Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm
Mục đích của xét nghiệm này là phát hiện ra khả năng lây truyền các bệnh lý từ mẹ sang con như HIV, giang mai, Chlamydia, viêm gan B,…. Các bệnh lý này có khả năng lây cao với việc sinh thường qua dịch âm đạo, máu huyết….
2.5 Xét nghiệm Rubella IgM và IgG
Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính, có khả năng nghiêm trọng gây nên dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chính vì vậy xét nghiệm này vô cùng quan trọng, tránh được những biến chứng nguy hiểm cho đứa trẻ sinh ra sẽ không mặc các bệnh như mù, điếc, tật não nhỏ, tim bẩm sinh.
2.6 Xét nghiệm Double Test
Xét nghiệm Double test được thực hiện ở mốc 12 tuần và được coi là xét nghiệm quan trong nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Xét nghiệm này giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh Down, 3 nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) và 18 (Trisomy 18) ở thai nhi bằng cách đo độ mờ da gáy khi siêu âm và xét nghiệm máu ở mẹ.
3. Những việc mẹ bầu nên làm trong 3 tháng đầu
– Bổ sung thêm sắt, vitamin B6 và acid folic.
– Chia các bữa phụ nhiều lần trong ngày với bánh ngọt – khô, mỗi lần ăn một lượng ít.
– Bổ sung các đồ ăn có gừng hay trà gừng để chống lại được tình trạng nôn ói, mệt mỏi.
– Có thói quen uống nước ấm hàng ngày.
– Đi bộ, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, tập yoga khoảng 30p/ngày.
– Tránh việc sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, bia rượu
– Khi biết mình mang thai, cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để kiểm tra các thành phần thuốc có gây hại cho việc mang thai không.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm nướu và những điều bạn cần biết!
- Cần liệt kê các loại thuốc đang dùng để bác sĩ kiểm tra xem có nguy hại đến thai kỳ hay không
3 tháng đầu là thời điểm vô cùng quan trọng trong hành trình mang thai vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt chú ý và tuyệt đối không được bỏ qua việc xét nghiệm để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.