Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa vô cùng phổ biến. Nếu tình trạng này trở nên nặng hơn, kèm theo một số triệu chứng bất thường có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Bạn đang đọc: Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai: nguyên nhân, cách xử trí
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai
Rất nhiều bà bầu mắc chứng tiêu chảy khi mang thai. Một trong những dấu hiệu của tình trạng này là đau bụng, đi ngoài ra phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày. Căn bệnh này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy
1.1. Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai do thói quen ăn uống
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tiêu chảy khi mang thai là do thói quen ăn uống của mẹ bầu. Khi phát hiện mình mang thai lần đầu tiên, mẹ bầu thường thay đổi chế độ ăn uống của mình một cách đột ngột để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách đột ngột này có thể khiến mẹ bị đau bụng và đi ngoài.
Khi mẹ ăn phải thực phẩm lạ, nhiều đạm và nhiều dầu mỡ sẽ khiến mẹ bầu bị khó tiêu, gây ra tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, việc tiêu thụ những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến đường ruột của mẹ bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy.
1.2. Thay đổi hormone nội tiết tố trong thai kỳ gây ra tình trạng tiêu chảy
Trong quá trình mang thai, các hormone trong cơ thể của mẹ bầu thường có sự biến đổi mạnh mẽ. Theo các nghiên cứu khoa học, việc mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng tới sự co bóp của nhu động ruột. Theo đó, nếu nhu động ruột co bóp yếu sẽ dẫn tới tình trạng táo bón và nếu nhu động ruột co bóp mạnh sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy.
1.3. Tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc như thuốc kháng acid, sắt, thuốc kháng sinh… được sử dụng để xử lý các bệnh lý nền của bà bầu có thể gây ra chứng tiêu chảy khi mang thai. Bên cạnh đó, việc bổ sung các viên vitamin trước sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tiêu chảy.
1.4. Mẹ bầu bị dị ứng thực phẩm
Việc cơ thể không dung nạp được đường lactose trong sữa và ngộ độc, dị ứng thực phẩm cũng khiến mẹ bầu bị đau bụng và đi ngoài phân lỏng.
1.5. Mắc các bệnh lý đường ruột
Mẹ bầu mắc các căn bệnh về đường ruột như: hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài, phân lỏng.
2. Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm hay không?
Tìm hiểu thêm: Điều trị nâng đỡ tăng chất lượng sống cho người bệnh ung thư
Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm hay không
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà tình trạng tiêu chảy khi mang thai ở bà bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Với những mẹ bầu bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, do những nguyên nhân thông thường như thói quen ăn uống, tác dụng phụ của thuốc,… thì căn bệnh này sẽ tự hết trong vòng vài ngày.
Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu đáng lo ngại như sốt cao do nhiễm vi khuẩn tả, nôn mửa, hoặc virus rota, bà bầu cần đặc biệt chú ý và tới bệnh viện để bác sĩ đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Bởi lẽ khi nôn mửa và tiêu chảy quá lâu sẽ khiến cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi hơn, mất nước dẫn tới kiệt sức, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả hai mẹ con.
Thông thường, bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai hay gặp những cơn đau bụng quanh rốn và muốn đi ngoài. Điều đáng lo ngại hơn cả là những cơn đau bụng này có thể gây ra hiện tượng kích thích co bóp tử cung, gây ra tình trạng đẻ non hoặc sẩy thai. Do đó, khi bà bầu gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo những triệu chứng mệt mỏi khác thì cần tới các cơ sở uy tín ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
3. Cách xử trí khi mẹ bầu bị tiêu chảy
Các mẹ bầu thường có tâm lý lo lắng khi bị tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi, hãy tham khảo những cách xử trí dưới đây nhé.
>>>>>Xem thêm: Cẩn thận u nang nước buồng trứng tái phát
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên uống nhiều nước
3.1. Bổ sung thêm nước và chất điện giải
Mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài thường dẫn tới tình trạng mất nước, gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Do đó, lúc này, các mẹ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời bổ sung thêm oresol để chất điện giải và nước cho cơ thể.
3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày
Những loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi bị tiêu chảy là:
- Bổ sung những loại hoa quả như chuối, táo,…
- Bổ sung thêm các loại protein dễ tiêu hóa như thịt nạc, sữa chua, cà rốt, khoai tây, ngũ cốc,…
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt như thịt gà,…
- Bổ sung lợi khuẩn Bacillus clausii và bacillus subtilis mỗi ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng, ngăn ngừa và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi những tác nhân gây hại,…
Những loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn khi bị tiêu chảy là:
- Không nên ăn những loại thực phẩm khó tiêu như những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
- Không nên sử dụng thức uống có ga, có cồn, caffein,…
- Không nên uống sữa nếu cơ thể không dung nạp lactose
- Không nên ăn những loại hải sản như tôm, cá biển, ốc, hoặc những loại thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai. Tốt nhất, ngay khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy, mẹ bầu nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.