Lựa chọn phương pháp tránh thai nào phù hợp nhất có lẽ là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Trong số những biện pháp tránh thai hiện đại được chị em sử dụng nhiều nhất, không thể không không kể tới cấy que tránh thai. Vậy nên cấy que tránh thai khi nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Đọc ngay bài viết của chúng tôi dưới đây để biết lời giải đáp nhé!
Bạn đang đọc: Cấy que tránh thai khi nào và những điều chị em nên biết
1. Định nghĩa phương pháp cấy que tránh thai là gì?
Que cấy tránh thai được thiết kế theo dạng là một thanh nhựa nhỏ có chứa hormone nội tiết tố và được cấy dưới da cánh tay của chị em phụ nữ. Hormone nội tiết tố này có công dụng là ức chế rụng trứng và làm mỏng lớp nội mạc tử cung. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng là ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại.
Cấy que tránh thai là biện pháp ngừa thai cực kỳ an toàn
Khi cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong của cánh tay không thuận (thường là tay trái) rồi dùng dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy tránh thai vào dưới da. Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, thủ thuật này vô cùng nhẹ nhàng và diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau khi quá trình cấy que tránh thai hoàn tất, chị em sẽ cảm thấy rằng dụng cụ này chỉ như một cây tăm ở bên dưới da. Khi thực hiện thủ thuật tháo bỏ que cấy tránh thai, bác sĩ cũng sẽ gây tê mặt trong cánh tay đó, sau đó dùng dụng cụ chuyên biệt để gắp que cấy ra một cách nhẹ nhàng.
2. Hiệu quả của que cấy tránh thai có cao không?
Theo các nghiên cứu khoa học, hiệu quả của que tránh thai là rất cao, lên tới 99,95%. Thời gian que cấy tránh thai phát huy tác dụng là từ 3 – 5 năm. Trong thời gian sử dụng, que cấy tránh thai sẽ tiết ra các hormone nội tiết tố một cách từ từ, chậm rãi mỗi ngày. Thông thường, sau khi gắn que cấy tránh thai khoảng 7 ngày, chị em sẽ thấy hiệu quả của dụng cụ này. Tuy nhiên, que cấy tránh thai không thể bảo vệ chị em khỏi những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
3. Những đối tượng không nên sử dụng que cấy tránh thai
Tìm hiểu thêm: Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm
Nếu chị em nghi ngờ mình đang mang thai thì không nên cấy que tránh thai
Hầu hết tất cả chị em phụ nữ đều có thể sử dụng que cấy tránh thai. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ, chị em không thể sử dụng que cấy tránh thai là:
- Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai
- Có tiền sử hoặc hiện đang mắc bệnh huyết khối
- Mắc bệnh gan hoặc u gan
- Chảy máu bất thường ở cơ quan sinh dục mà chưa rõ nguyên nhân
- Có tiền sử hoặc nghi ngờ mắc ung thư vú hoặc các căn bệnh ung thư khác nhạy cảm với hormone progesterone
- Dị ứng với que cấy tránh thai
4. Điều gì khiến que cấy tránh thai không phát huy được tác dụng?
Trên thực tế, que cấy tránh thai sẽ không phát huy được tác dụng tốt nhất trong những trường hợp sau đây:
- Sử dụng các loại thuốc tây y hoặc thảo dược mà không có sự chỉ định của bác sĩ như thuốc chữa bệnh động kinh, thuốc chống lại các loại virus (kể cả HIV/AIDS)
- Mang que cấy tránh thai từ 3 năm trở lên
5. Cấy que tránh thai khi nào sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất?
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn III
Để biết cấy que tránh thai khi nào là tốt nhất, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn
Cấy que tránh thai khi nào là tốt nhất là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai là:
- Nếu chị em cấy que tránh thai trong vòng 5 ngày đầu tiên từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt, thì dụng cụ này sẽ phát huy tác dụng ngay. Theo đó, chị em không cần phải sử dụng thêm bất cứ một hình thức nào khác để tránh rủi ro mang thai ngoài ý muốn.
- Với những chị em vừa sinh con khoảng 3 tuần, và không cho con bú có thể cấy que tránh thai vào bất cứ thời điểm nào, miễn là không mắc một căn bệnh nào và không mang thai. Lúc này, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, chị em nên sử dụng thêm các phương pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày sau khi cấy que tránh thai như bao cao su.
- Với những chị em đang cho con bú thì nên cấy que tránh thai ngay sau khi sinh khoảng 6 tuần. Để đảm bảo hiệu quả của phương pháp tránh thai này, chị em nên sử dụng thêm bao cao su kể từ lúc cấy que.
- Với những chị em đã từng nạo phá thai thì nên cấy que tránh thai ngay sau thời điểm vừa thực hiện thủ thuật này. Như vậy, sẽ không cần phải sử dụng thêm biện pháp tránh thai nào khác. Còn trong trường hợp cấy que tránh thai vào những ngày sau đó thì chị em nên dùng thêm bao cao su.
6. Lợi ích của việc sử dụng que cấy tránh thai là gì?
- Cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả nhất
- Sau khi cấy vào da dưới cánh tay, chị em có thể không cần quan tâm tới việc tránh thai trong vòng 3 – 5 năm
- Nhiều chị em sau khi cấy que tránh thai không hề bị chảy máu âm đạo hoặc bị ra máu rất ít
- Khi tới chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ thấy ít đau hơn
- Có thể giảm mụn hiệu quả
- Là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những chị em có vấn đề với việc sử dụng nội tiết tố estrogen
- Chị em có thể sử dụng biện pháp tránh thai này ngay cả khi đang cho con bú
- Có thể tháo bỏ một cách dễ dàng
- Sau khi lấy que cấy tránh thai ra ngoài, khả năng sinh sản của chị em sẽ nhanh chóng trở lại bình thường
-
7. Bất lợi của việc sử dụng que cấy tránh thai là gì?
- Chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ có sự thay đổi, chẳng hạn như bị rong kinh hoặc mất kinh
- Đau đầu, nhức đầu
- Đầy hơi, chướng bụng
- Nổi nhiều mụn
- Đau hoặc căng tức vùng ngực
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Tăng cân đột ngột
- Không ngăn ngừa được những bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục như HIV, giang mai, lậu,…
- Tại chỗ cấy xuất hiện những biểu hiện lạ như đỏ da, chấm xuất huyết, đau, sưng tấy,…
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Nên cấy que tránh thai khi nào?”. Để đạt được hiệu quả tối đa, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn chi tiết về phương pháp tránh thai này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.