Vắc xin ngừa viêm phổi: Chỉ định và chống chỉ định tiêm

Tiêm vắc xin ngừa viêm phổi không đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ mắc phải viêm phổi, nhưng nó giúp giảm nguy cơ mắc phải và nguy hiểm của bệnh, thậm chí là nguy cơ tử vong.

1. Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi thường xảy ra khi hệ hô hấp trên bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể do cảm lạnh, cúm, nấm hoặc vi khuẩn (bao gồm vi khuẩn Hib). Những tác nhân này có thể lây lan qua tiếp xúc, như bắt tay hoặc hôn. Hoặc lây lan qua không khí, hắt hơi mà không che miệng và mũi, qua các bề mặt mà chúng ta chạm vào,  hoặc trong môi trường y tế qua tiếp xúc với nhân viên y tế, các thiết bị trong bệnh viện.

Vắc xin ngừa viêm phổi: Chỉ định và chống chỉ định tiêm

Bệnh viêm phổi có thể được ngăn chặn bởi tiêm phòng vắc xin

Ở Hoa Kỳ, cúm và virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do virus. Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Viêm phổi cộng đồng xảy ra khi người bệnh mắc phải viêm phổi không liên quan đến yếu tố bệnh viện. Viêm phổi bệnh viện xảy ra khi người bệnh mắc phải viêm phổi trong hoặc sau khi điều trị tại các cơ sở y tế như bệnh viện, cơ sở chăm sóc dài hạn và trung tâm lọc máu.

Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae loại b) là loại vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em và lây truyền qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất bài tiết.

2. Bệnh viêm phổi được phòng ngừa bởi loại vắc xin nào?

2.1. Vắc xin 6 trong 1

Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do Hib có rất nhiều loại, trong đó chủ yếu là vắc xin Hib đơn lẻ và vắc xin kết hợp (phòng nhiều bệnh cùng lúc – 6 trong 1)

Trong đó, vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin được “ưa chuộng” hiện nay bởi khả năng bảo vệ sức khỏe của trẻ toàn diện khỏi 6 căn bệnh truyền nhiễm 1 lúc, trong đó có bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib. Việc tiêm mũi kết hợp phòng bệnh viêm phổi do Hib cùng các bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác cho trẻ sơ sinh giúp trẻ giảm được số lượng mũi tiêm và tiết kiệm chi phí cho bậc phụ huynh.

Vắc xin ngừa viêm phổi: Chỉ định và chống chỉ định tiêm

Vắc xin Hib thường được tiêm cho trẻ từ giai đoạn đầu đời

Vắc xin 6 trong 1 là vắc xin dịch vụ, được tiêm chủng mất phí khi bố mẹ có nhu cầu cho con tiêm phòng. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo vắc xin 5 trong 1 theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Tuy nhiên, việc tiêm phòng dịch vụ sẽ giúp bậc phụ huynh chủ động cho con tiêm đúng lịch hơn so với việc chờ đợi các chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

2.2. Vắc xin phế cầu khuẩn 

Đối với phế cầu khuẩn, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển ra 3 loại vắc xin để bảo vệ con người, bao gồm:

– Vắc xin Prevenar13: Vắc xin này giúp chống lại 13 loại vi khuẩn nguy hiểm nhất gây viêm phổi.

– Vắc xin Synflorix: Được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh do phế cầu Streptococcus pneumoniae tuýp huyết thanh số 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F.

– Vắc xin Pneumo23: Vắc xin này chứa polysaccharide của phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và bao gồm các týp huyết thanh 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F với liều lượng 25mcg cho mỗi týp huyết thanh.

Nhờ sử dụng các loại vắc xin này, chúng ta có thêm phương pháp phòng ngừa hiệu quả chống lại nhiễm trùng do phế cầu khuẩn.

3. Đối tượng nào cần tiêm vắc xin ngừa viêm phổi sớm? 

3.1 Vắc xin 6 trong 1 

Để phòng ngừa tối đa bệnh viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra, các bậc phụ huynh nên chủ động tiêm phòng cho trẻ từ 2 tháng tuổi – dưới 2 tuổi. Đặc biệt, nên tiêm phòng vắc xin kết hợp như 5 trong 1, 6 trong 1 để phòng ngừa cùng lúc nhiều bệnh cho trẻ sơ sinh và giảm số mũi tiêm.

3.2 Vắc xin phế cầu khuẩn

Đối với vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra, những đối tượng sau nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt:

– Người trên 60 tuổi: Hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng gây viêm phổi.

Vắc xin ngừa viêm phổi: Chỉ định và chống chỉ định tiêm

Người cao tuổi nên tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn

– Người có hệ thống miễn dịch yếu: Nhiều bệnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

– Người đang điều trị hóa trị, người đã được cấy ghép nội tạng và người nhiễm HIV hoặc AIDS.

– Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá trong thời gian dài có thể làm tổn thương lớp lông mao trên niêm mạc phổi, làm giảm khả năng ngăn chặn vi khuẩn gây viêm phổi.

– Người nghiện rượu nặng: Uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng.

– Người bệnh phẫu thuật hoặc mắc bệnh nghiêm trọng chưa thể hồi phục ngay các chức năng của cơ thể.

4. Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng viêm phổi

4.1 Vắc xin phế cầu khuẩn

Vắc xin ngừa viêm phổi tuy an toàn nhưng vẫn có 1 số trường hợp không nên tiêm phòng:

– Người có dấu hiệu hoặc trước đó đã mẫn cảm với thành phần của vắc xin.

– Phụ nữ đang có bầu.

– Người đang bị bệnh, ốm sốt.

Cả hai loại vắc xin phế cầu khuẩn có thể gây một số tác dụng phụ, bao gồm:

– Sưng tại chỗ tiêm.

– Đau cơ.

– Sốt.

– Ớn lạnh.

Trẻ em không nên tiêm vắc xin viêm phổi và vắc xin cúm cùng một lúc vì có nguy cơ cao bị sốt và co giật.

4.2 Vắc xin 6 trong 1 

Trẻ lớn hơn 2 tuổi và người lớn thường không cần tiêm vắc xin 6 trong 1 có thành phần ngừa viêm phổi do Hib.

Có thể nói, vắc xin ngừa viêm phổi là mũi tiêm rất quan trọng trong những ngày tháng đầu đời của trẻ. Nếu không may mắc bệnh, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, biến chứng không đáng có. Vì vậy, cha mẹ hãy chủ động tiêm phòng cho con để tạo nên “lá chắn” bảo vệ trẻ khỏi những mầm bệnh tiềm ẩn trong môi trường bên ngoài.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là đơn vị uy tín đang được nhiều ông bố, bà mẹ tin tưởng cho con em tiêm những mũi tiêm bảo vệ đầu đời. Đội ngũ chuyên gia y tế tại TCI sẽ luôn hỗ trợ những thông tin để khách hàng hiểu rõ về lịch trình tiêm và tác động dược lực từ vắc xin tác động lên cơ thể. Để được tư vấn về các gói tiêm chủng phù hợp với gia đình, bạn hãy để lại thông tin để Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *