U nang tuyến vú thường gặp nhiều phụ nữ, khi mắc bệnh các chị em thường có tâm trạng lo lắng, bất an và nghĩ đây là mầm mống của ung thư vú. Tuy nhiên bệnh này có thực sự nguy hiểm đến sức khỏe của con người? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giải đáp hết thắc mắc của chị em.
Bạn đang đọc: Những điều về u nang tuyến vú mà bạn cần biết rõ
1.U nang tuyến vú là gì?
U nang vú (còn gọi là dị sản nang) là hiện tượng xuất hiện khối chứa chất lỏng thường là dịch bên trong vú, đây không được xem là ung thư vú vì u nang này đều lành tính.
Người mắc u nang sẽ có khối chất lỏng chứa dịch bên trong vú
U nang có hình dạng như một túi bóng nước, kết cấu mềm, xuất hiện do sự giãn nở của ống dẫn sữa. Kích thước nang có thể không đều, lớn nhỏ khác nhau, có thể chỉ bằng quả nho nhưng cũng có trường hợp nang to bằng trái quýt. U nang có thể xuất hiện một hoặc nhiều tuyến vú, ở một bên hoặc cả hai bên ngực.
Hiện tượng này có thể xảy ra với phụ nữ ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi và tự biến mất khi đến tuổi mãn kinh. Tuy nhiên với những phụ nữ mãn kinh u nang vẫn có thể xuất hiện khi đang trong quá trình điều trị bệnh bằng hormone.
Chỉ khi nang chứa đầy dịch, nằm sát dưới da thì mới có thể sờ thấy. Hầu hết các chị em thường phát hiện u nang khi nằm sấp hoặc trong lúc tác động và ngực hoặc phát hiện khi thăm khám như siêu âm tuyến vú.
2. Nguyên nhân u nang tuyến vú?
Cho đến hiện nay nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên theo một số chuyên gia y tế, có một số nguyên nhân tăng nguy có mắc u nang. Cụ thể:
- Các tuyến và mô liên kết trong ống dẫn sữa phát triển quá mức gây hiện tượng căng phồng: thông thường có khoảng 12-15 thùy tuyến, nếu phát triển quá độ sẽ tiết nhiều dịch về ống dẫn sữa, hình thành các u nang chứa dịch.
- Dư thừa lượng estrogen trong cơ thể: nồng độ estrogen quá cao là nguyên nhân kích thích các mô vú phát triển và góp phần u nang ở vú
- Chu trình sản sinh, đào thải tế bào bị ức chế: để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể khi có tế bào mới được sản sinh ra thì các tế bào già sẽ chết đi. Quy trình này bị rối loạn khi có sự xuất hiện có các nhân tố gây u nang như thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại, chất kích thích…. Số lượng tế bào tăng trưởng không kiểm soát sẽ hình thành các u nang ở tuyến vú.
3. Cách chẩn đoán u nang ở vú là gì?
3.1 Tự nhận biết u nang vú
Để có thể tự nhận biết được thì u nang phải đủ lớn, to khoảng từ 2,5-5cm, đè lên các mô vú xung quanh gây cảm giác đau tức, khó chịu.
Các dấu hiệu bao gồm:
- Kích thước bầu ngực tăng, bị đau nhức, cảm giác này sẽ rõ hơn vào ngay trước thời kỳ kinh nguyệt và giảm khi hết kinh.
- Xuất hiện hạch ở tuyến vú, sờ thấy rõ khi nằm xuống. Hạch có đặc điểm dễ di chuyển, trơn láng.
- Vú tiết ra chất dịch màu vàng hoặc nâu.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Đau ngực là dấu hiệu phổ biến nhất nhận biết u nang tuyến vú
3.2 Siêu âm
Trong trường hợp nang quá nhỏ, không thể cảm nhận được bằng tay thì sẽ kiểm tra bằng cách sử dụng hình ảnh như chụp X – quang vú hoặc siêu âm.
Trước khi siêu âm, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra thể chất của bệnh nhân. Việc này chủ yếu được thực hiện dựa cảm nhận của người bị bệnh thông qua các câu hỏi về thời gian nhận biết u, kích thước u và tình trạng chu kỳ kinh nguyệt.
Siêu âm là cách tốt nhất để đánh giá tình trạng nang vú. Nếu hình ảnh kiểm tra là khối lỏng chứa dịch thì không đáng lo ngại vì đây là u xơ lành tính. Tuy nhiên trường hợp u nang ở thể rắn thì cần chú ý vì rất có thể là khối u của ung thư. Khi đó bác sĩ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để khẳng định chắc chắn tình trạng bệnh.
4. U nang ở vú có cần phải điều trị không?
Đa số người mắc bệnh đều là u nang lành tính và được điều trị để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho chị em.
- Với những u nang nhỏ, bác sĩ thường khuyến khích theo dõi sự phát triển của u trong khoảng 3-6 tháng bằng cách siêu âm định kỳ. Nếu u nang không quá khó chịu với người bệnh thì điều trị bằng phương pháp này là không cần thiết. Thay vào đó nên kết hợp các biện pháp hỗ trợ giảm đau như chườm ấm, uống thuốc, và sử dụng áo ngực hỗ trợ sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mà không cần chích hút.
- Với khối u lớn, chứa nhiều dịch, chị em phụ nữ được điều trị bằng cách dẫn hút chất lỏng. Đây là phương pháp đưa kim nhỏ vào u nang ở vú với sự chỉ dẫn của siêu âm. Nhiều trường hợp u nang sẽ biến mất sau lần chích đầu tiên, còn một số trường hợp phải thực hiện một vài lần u nang mới hết hẳn.
>>>>>Xem thêm: Tiên lượng của bệnh nhân ung thư dương vật
Dẫn lưu dịch là phương pháp điều trị u nang tuyến vú
5. Những thực phẩm người mắc u nang vú không nên ăn
- Sử dụng ít các loại nội tạng động vật và thực phẩm có lượng protein cao như trứng vịt lộn, hải sản,…
- Không uống sữa đậu nành hoặc các thực phẩm chế biến từ đậu nành vì thực phẩm này sẽ cung cấp nhiều estrogen – tác nhân trực tiếp làm các tế bào xơ vú phát triển, gia tăng kích thước các khối u hiện có và phát triển thêm các khối u mới.
- Không sử dụng các loại thực phẩm dễ biến đổi gen vì những thực phẩm này chứa nhiều hormone tăng trưởng, sẽ kích thích sự phát triển của u nang.
- Tránh thực phẩm chứa nhiều caffeine như cà phê, socola, nước uống tăng lực,… là sản phẩm làm gia tăng cảm giác đau tức, khó chịu ở ngực của người mắc bệnh.
Khi phát hiện có bất kì triệu chứng gì liên quan đến u nang vú cần đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện kiểm tra. Tuy đa số đều là u lành tính và không được xem là ung thư nhưng lại vai trò quan trọng phát hiện ung thư vú sớm, từ đó có hướng điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.