Phần lớn các mẹ bầu đều cảm thấy lo lắng khi được bác sĩ thông báo về tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Vậy cụ thể hiện tượng này xảy ra như thế nào, có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi không? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc trên!
Bạn đang đọc: Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dây rốn quấn cổ
1. Tìm hiểu hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi
1.1. Dây rốn là gì?
Dây rốn là một đoạn nối giữa bánh nhau và thai nhi, được hình thành từ túi noãn hoàng và niệu nang. Dây rốn có hình dạng giống như một đường ống, trơn, nhỏ và mềm, có vai trò vận chuyển oxy, máu và các chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi, thông qua nhau thai.
Dây rốn là một đoạn nối giữa bánh nhau và thai nhi, có hình dạng giống như một đường ống, trơn, nhỏ và mềm.
1.2. Lý giải hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi
Trung bình, dây rốn có chiều dài từ 50 – 60cm, dây rốn càng dài càng dễ quấn và cổ tay, cổ chân thai nhi, hoặc thậm chí bị thắt nút. Khi dây rốn bị vòng qua cổ, tạo nên những vòng quấn thì được gọi là dây rốn quấn cổ, hay dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ.
1.3. Khi nào thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ?
Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia sản khoa vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho khoảng thời gian xuất hiện hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Tuy nhiên, trong thai kỳ, hiện tượng này có thể đến vào bất cứ lúc nào. Trên thực tế, có đến 37% các trường hợp bị tràng hoa quấn cổ rơi vào thời điểm thai nhi đủ tháng, và 12% là thai nhi ở khoảng 24 – 26 tuần.
Trong thai kỳ, hiện tượng dây rốn quấn cổ có thể đến vào bất cứ lúc nào.
2. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng tràng hoa quấn cổ?
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do thai nhi trong bụng mẹ đã chuyển động quá nhiều. Việc thai nhi chuyển động quá sức sẽ làm cho dây rốn trở nên căng và dài ra, gia tăng nguy cơ dây rốn quàng vào tay, chân, cổ của thai nhi.
Dây rốn được bao quanh bởi thạch Wharton – một loại sáp dẻo, mềm và trơn. Mục đích của lớp sáp này là giúp cho dây rốn không bị thắt nút hoặc quấn quanh cổ thai nhi. Chính việc em bé chuyển động, nhào lộn hay luồn lách quá nhiều trong bụng mẹ, là giảm lớp sáp trơn, dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ, dây rốn thắt nút.
Tìm hiểu thêm: Những điều CẦN BIẾT về Ung thư thanh quản giai đoạn 2
Nguyên nhân chính là do thai nhi trong bụng mẹ đã chuyển động quá nhiều.
Ngoài ra, dây rốn quấn vào cổ thai nhi còn có thể xảy ra nếu:
- Mẹ mang thai đôi, đa thai.
- Mẹ bị dư ối.
- Dây rốn có cấu trúc không tốt.
3. Những cách giúp nhận biết tràng hoa quấn cổ?
Có thể nói, khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ thì không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào rõ rệt. Vì thế mà các mẹ bầu sẽ không thể biết được tình trạng thai nhi trong bụng mình. Chỉ có siêu âm thai là cách duy nhất giúp bác sĩ và mẹ phát hiện và chẩn đoán được hiện tượng này. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ có thể xác định thai nhi có bị tràng hoa quấn cổ không, chứ không xác định được mức độ nguy hiểm của hiện tượng này tới thai nhi.
Chỉ có siêu âm thai là cách duy nhất giúp bác sĩ và mẹ phát hiện và chẩn đoán được hiện tượng tràng hoa quấn cổ.
Các mẹ bầu không nên hoảng sợ hay quá lo lắng nếu được bác sĩ thông báo về hiện tượng này. Bởi lẽ, hiện tượng này hoàn toàn có khả năng tự biến mất. Nếu cảm thấy dây rốn thắt quá chặt vào cổ thai nhi, các bác sĩ sẽ theo dõi và quản lý thai kỳ của mẹ một cách chặt chẽ để hạn chế rủi ro. Trường hợp xấu nhất, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
4. Hiện tượng tràng hoa quấn cổ gây ra những biến chứng gì?
Tràng hoa quấn cổ có thể tự biến mất nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
4.1. Ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi
Nếu bị tràng hoa quấn cổ, khi mẹ chuyển dạ, thai nhi sẽ gặp phải những bất thường về nhịp tim. Đây là biến chứng phổ biến nhất mà nguyên nhân chính là do các cơn co thắt tử cung của mẹ làm cho dây rốn bị xiết chặt lại. Từ đó, lưu lượng máu đến thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến nhịp tim của bé cũng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, trong quá trình vượt cạn, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ nếu thấy nhịp tim thai nhi không ổn định, có dấu hiệu suy thai, nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi. Phần lớn, các ca sinh nở mà thai nhi bị dây rốn quấn vào cổ đều được sinh ra an toàn, nếu được theo dõi chặt chẽ.
4.2. Giảm sự phát triển của thai nhi
Ở một số trường hợp, cổ thai nhi bị dây rốn quấn quá chặt sẽ làm giảm lưu lượng máu từ mẹ sang con, đồng thời làm giảm kali máu. Vì thế, sự phát triển của thai nhi không tránh khỏi những ảnh hưởng, đặc biệt là chuyển động của thai nhi bị hạn chế.
4.3. Sản phụ có nguy cơ sinh mổ
Nếu dây rốn quấn nhiều vòng quanh cổ sẽ khiến đầu thai nhi ngửa ra phía sau, gây cản trở việc sinh thường qua ngả âm đạo. Khi đó, chắc chắn các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu mổ lấy thai.
5. Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu về tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi
Chắc chắn, cổ thai nhi bị dây rốn quấn quanh đều chịu ít nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ và lắng nghe tư vấn để giúp mẹ thoải mái hơn, thay vì lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến của các mẹ bầu về hiện tượng này.
5.1. Liệu thai nhi có bị tổn thương não nếu dây rốn quấn quanh cổ?
Khi dây rốn quấn quá nhiều vòng hoặc quá chặt vào cổ thai nhi trong thời gian dài hoàn toàn có thể chặn đứng lượng máu đến não thai nhi. Từ đó khiến cho não thai nhi bị tổn thương, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, đây là một tình trạng rất hiếm gặp.
Để xử lý tình huống này, bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành gỡ dây rốn ra khỏi cổ em bé ngay sau khi em bé được sinh ra. Còn nếu nhận thấy dây rốn quấn rất chặt, bác sĩ sẽ thực hiện kẹp và cắt dây rốn luôn, trước khi em bé chào đời. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi nhịp tim thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Sự thật về việc sâu răng di truyền
Phần lớn, các ca sinh nở mà thai nhi bị dây rốn quấn cổ đều được sinh ra an toàn, nếu được theo dõi chặt chẽ.
5.2. Có hay không việc áp dụng các mẹo dân gian để chữa tràng hoa quấn cổ?
Trong thực tế, rất nhiều trường hợp dây rốn “tự tháo rời” do quá trình chuyển động của thai nhi. Việc dây rốn quấn quanh cổ thai nhi xảy ra trong bụng mẹ, mọi tác động bên ngoài đều không có tác dụng. Do đó, mẹ bầu chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai định kỳ, thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm thai sẽ giúp kiểm soát tình trạng này.
Chúng tôi hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu phần nào yên tâm về hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn suôn sẻ, mẹ tròn con vuông!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.