Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Thai ngoài tử cung có sinh được không là một câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Vậy để tìm hiểu về chủ đề này thì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Thai ngoài tử cung có sinh được không?

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Thai ngoài tử cung có sinh được không là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ

Thai ngoài tử cung là hay còn được gọi là chửa ngoài dạ con, đây là hiện tượng khi mà trứng làm tổ và phát triển ở vị trí không phải ở bên trong nội mạc tử cung. 

Phần lớn những trường hợp thai ngoài tử cung thì đều xảy ra ở ống dẫn trứng của người phụ nữ, một số trường hợp ít gặp khác thì ở buồng trứng, ổ bụng hay cổ tử cung. 

2. Những người dễ bị thai ngoài tử cung

Những phụ nữ sau đây sẽ thuộc nhóm những phụ nữ dễ bị thai ngoài tử cung cao hơn những chị em phụ nữ khác:

– Những chị em phụ nữ đang hoặc từng bị viêm nhiễm vùng chậu, nguyên nhân của bệnh này là đến từ vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae và  vi khuẩn Chlamydia trachomatis, hai khuẩn này gây ra tình trạng viêm dính ống dẫn trứng nặng hơn.

– Những chị em phụ nữ từng có tiền sử thai ngoài tử cung. 

– Những người đã từng can thiệp nạo hút thai cũng có thể có nguy cơ bị thai ngoài tử cung cao hơn bình thường.

– Bên cạnh đó là một số trường hợp khác cũng có thể là những người dễ gặp hiện tượng thai ngoài tử cung như là: sử dụng nhiều chất kích thích, từng quan hệ với nhiều người, quan hệ sớm khi chưa đến tuổi phát triển phù hợp,…

3. Các yếu tố có thể dẫn đến thai ngoài tử cung

Các yếu tố mà có dẫn đến nguy cơ những người phụ nữ có thể gặp hiện tượng thai ngoài tử cung là:

  • Từng có có tiền sử thai ngoài tử cung 
  • Đã từng thực hiện phẫu thuật ống dẫn trứng hay là phẫu thuật vùng chậu trước đó 
  • Bị bệnh viêm vùng chậu

Đặc biệt, những yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng cực lớn đến hiện tượng thai ngoài tử cung:

– Người phụ nữ trực tiếp hút thuốc hoặc là người hút thuốc lá thụ động quá nhiều 

– Quyết định mang thai khi tuổi đã không còn trẻ, khoảng từ 35 tuổi trở lên mang thai sẽ gặp nhiều rủi ro, cũng như dễ gặp tình trạng chửa ngoài tử cung hơn. 

4. Triệu chứng & dấu hiệu hiệu của hiện tượng thai ngoài tử cung

Tìm hiểu thêm: 7 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không được “nhắm mắt làm ngơ”

Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai làm tổ ở vị trí khác buồng tử cung

4.1 Bị chảy máu âm đạo

Hiện tượng đầu tiên cũng như là dễ gặp nhất khi mà chửa thai ngoài tử cung chính là hiện tượng chảy máu âm đạo. Việc ra máu thời gian này có thể bị nhầm lẫn với việc đến chu kỳ hàng tháng nên có thể sẽ có nhiều người không để ý. Tuy nhiên, khi bị chửa ngoài tử cung mà bị chảy máu thì máu của hiện tượng này sẽ lỏng và có màu nâu sẫm để bạn phân biệt với chu kỳ hàng tháng. 

Bên cạnh đó ra máu thời điểm này thì có thể là dấu hiệu của những biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác như là nhiễm trùng hay sảy thai.

4.2 Hiện tượng đau bụng dưới

Việc bị đau bụng dưới có thể nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày hoặc là tình trạng đầy hơi, chướng bụng bình thường hàng ngày. Tuy nhiên thì để phân biệt tình trạng này thì các bạn nên để ý, nếu như đau nhiều, đau thắt diễn ra ở vùng bụng dưới hoặc là ở khu vực trực tràng trong thai kỳ của mình thì hãy cẩn thận nhé, vì đây chính là dấu hiệu của việc chửa ngoài tử cung.

Hiện tượng đau bụng dưới này có thể diễn ra từ nhẹ đến nặng, nên khi gặp hiện tượng này thì chị em cần đặc biệt chú ý. 

4.3 Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung khác

Bên cạnh những dấu hiệu rõ ràng trên thì một số hiện tượng thai ngoài tử cung khác có thể kể đến chẳng hạn như là:

– Cảm thấy mình bị buồn nôn hoặc ói mửa

– Cảm giác mệt mỏi

– Chóng mặt thường xuyên 

– Thỉnh thoảng có thể bị ngất xỉu, nhưng đây không phải một hiện tượng phổ biến

Ngoài ra, những dấu hiệu chửa ngoài tử cung hay là mang thai ngoài tử cung ban đầu sẽ có hiện tượng giống như hiện tượng mang thai thông thường, nên nhiều người không chú ý. 

5. Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Dĩ nhiên khi mang thai có lẽ không có ai là muốn bỏ đi đứa con của mình nhưng đối với trường hợp bị thai ngoài tử cung thì bắt buộc mẹ phải bỏ đứa con của mình mà không thể giữ lại vì những lý do sau đây:

– Khi mà thai nhi phát triển không ở trong mạc tử cung mà lại phát triển ở bên ngoài buồng trứng, vòi trứng,.. thì đến một thời điểm nào đó sẽ bị vỡ ra. 

– Việc khi mang thai ngoài tử cung thì mỗi ngày khi thai nhi phát triển ở vị trí ngoài tử cung sẽ khiến cho mẹ bị đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến với sức khỏe của người mẹ. Đặc biệt hiện tượng này nếu không được can thiệp kịp thời có thể khiến mẹ bị vô sinh, không còn khả năng mang thai sau này. 

– Nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời thì thai ngoài tử cung sẽ vỡ ra tại vị trí mà nó làm tổ, việc này vô cùng nguy hiểm vì sẽ gây xuất huyết nặng đe dọa đến tính mạng của người mẹ. 

6. Điều trị thai ngoài tử cung sẽ được thực hiện như thế nào?

Thai ngoài tử cung có sinh được không?

>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Răng sâu độ 4 là như thế nào? 

Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào cũng là điều nhiều người quan tâm

Đối với tình trạng này thì có thể áp dụng ba phương pháp sau đây tùy thuộc vào tình trạng diễn biến được phát hiện của người phụ nữ gặp hiện tượng thai ngoài tử cung. 

6.1 Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp nếu như mẹ gặp hiện tượng thai ngoài tử cung thì có thể được điều trị bằng thuốc, người mẹ sẽ được tiêm methotrexate. Thuốc sẽ giúp ngăn chặn sự phân chia của tế bào trong cơ thể, sau đó thì khối thai sau đó sẽ được cơ thể hấp thu sau 4-6 tuần và ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn. 

6.2 Thực hiện phẫu thuật

Khi kiểm tra nếu như thai đã quá lớn thì người phụ nữ có thể được bác sĩ chỉ định cần phẫu thuật để loại bỏ đi khối thai bất thường. Thông thường ở trường hợp này thì mô ngoài tử cung sẽ có thể được loại bỏ bằng nội soi, đây được đánh giá là một thủ tục phẫu thuật ít xâm lấn. 

6.3 Thực hiện quản lý dự kiến

Nếu như gặp hiện tượng thai ngoài tử cung mà không có triệu chứng hoặc đó là triệu chứng ít xuất hiện và khi mà thai rất nhỏ  thì những trường hợp đó chỉ cần theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ vì rất có thể thai sẽ tự tan. trường hợp này thì sẽ cần theo dõi thường xuyên βhCG, hay hiện tượng chảy máu âm đạo để qua đó có thể biết phương pháp quản lý có thể thực hiện hay không, nếu như khi quan sát không thuận lợi thì sẽ đổi phương hướng điều trị.

Thông qua bài viết trên thì mong các bạn đã trả lời được cho câu hỏi “Thai ngoài tử cung có sinh được không?” rồi. Mong các bạn luôn theo dõi sức khỏe của mình để phát hiện sớm những hiện tượng bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *