Giúp mẹ bỉm sữa “gỡ rối” tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi khi phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Các thông tin trong bài viết sau sẽ giúp gỡ rối hiệu quả tình trạng này.

Bạn đang đọc: Giúp mẹ bỉm sữa “gỡ rối” tình trạng rối loạn kinh nguyệt

1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể tác động đến chu kì kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:

1.1 Thay đổi nội tiết tố

Đây là nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Sau khi sinh, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ chưa thể quay lại quỹ đạo hoạt động như trước khi có bầu. Thông thường, với các mẹ không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn sẽ có kinh nguyệt sau sinh khoảng 6-8 tuần. Thời gian này sẽ lâu hơn đối với các mẹ cho con bú hoàn toàn. Do vậy, nếu các mẹ bị rối loạn sau khi sinh chưa đến thời hạn trên thì đừng quá lo lắng và căng thẳng.

1.2 Đang trong quá trình cho con bú

Khi các mẹ đang cho con bú, nồng độ hormone prolactin cao sẽ gây ức chế estrogen, ngăn cản quá trình rụng trứng và gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Giúp mẹ bỉm sữa “gỡ rối” tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Trong quá trình cho con bú, nồng độ hormone prolactin cao thường gây rối loạn kinh nguyệt

1.3 Sử dụng thuốc tránh thai gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Do mới sinh xong, nhiều chị em không muốn có con ngay nên đã tìm đến các loại thuốc tránh thai. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc ngừa thai sau khi sinh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như là kinh nguyệt không đều.

1.4 Stress sau sinh dẫn đến kinh nguyệt không đều

Khi trải qua thai nghén và sinh nở vô cùng khó khăn, các chị em dễ lâm vào tình trạng căng thẳng, tâm lý chưa ổn định. Phần lớn các mẹ sẽ đối mặt với nhiều áp lực, dễ bị hội chứng trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Thêm vào đó, phụ nữ luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán nản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

1.5 Mắc các bệnh phụ khoa

Hiện nay ngày càng nhiều các chị em sau sinh mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: viêm ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung… Đây là một trong tác nhân ảnh hưởng đến nội tiết tố của chị em.

2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ sau sinh là khác nhau tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu phổ biến sau:

2.1 Tình trạng kinh nguyệt khác thường

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh, tình trạng kinh nguyệt khác thường thể hiện qua yếu tố:

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Thông thường kinh nguyệt sẽ diễn ra từ 3-7 ngày theo vòng 28 đến 32 ngày. Vì thế, những người có chu kỳ ít hơn hoặc nhiều hơn đều có thể bị rối loạn.
  • Tình trạng máu: Máu chảy quá nhiều (băng kinh) hoặc máu vón cục, có màu đen đều là dấu hiệu của sự rối loạn kinh nguyệt đang diễn ra.

2.2 Xuất hiện cơn đau ở các vùng khác nhau trên cơ thể

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em thường gặp phải tình trạng đau bụng dưới, đau lưng. Tuy nhiên nếu những cơn đau này xuất hiện liên tục ở tất cả các chu kỳ kinh nguyệt và ở cường độ mạnh thì chắc chắn các mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Tìm hiểu thêm: Thu Cúc giới thiệu công nghệ hiện đại tầm soát ung thư

Giúp mẹ bỉm sữa “gỡ rối” tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ thường xuyên bị đau bụng

3. Kinh nguyệt không đều sau sinh có thực sự nguy hiểm không?

Đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng nhưng vẫn cần theo dõi sát sao. Tuy nhiên nếu xuất hiện kèm một trong số biểu hiện sau đây có nghĩa là bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng, cần thăm khám trong thời gian sớm nhất.

  • Thời gian hành kinh dài, nhiều trường hợp lên đến 14 ngày. Kèm theo đó là lượng máu ra nhiều, các cục máu đông sẫm màu xuất hiện thường xuyên. Theo các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các mẹ đang bị tổn thương nội mạc tử cung.
  • Âm đạo chảy máu, mùi hôi khó chịu, đây được coi là triệu chứng phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Âm đạo bị tổn thương: ngứa, khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Có xuất hiện kinh nguyệt nhưng sau đó lại biến mất.
  • Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài trong 24 tháng sau sinh.

4. Cách khắc phục kinh nguyệt không đều

Phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh trong thời gian dài rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, với bệnh lý này các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ không nên sử dụng thuốc điều trị vì các chất trong thuốc có thể gây kích ứng làm tình trạng rối loạn nặng nề hơn. Các chị em nên áp dụng các biện pháp khắc phục tự nhiên hơn, cụ thể:

4.1 Giữ vệ sinh vùng kín

Giữ vệ sinh vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ là một trong nhứng cách để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, từ đó sẽ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Các chị em nên sử dụng các loại đồ lót có chất liệu tốt và thay 3 tháng 1 lần. Đặc biệt trong những ngày “đèn đỏ”, để đảm bảo vệ sinh các chị em nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 4 tiếng một lần là thời gian thích hợp. Băng vệ sinh các mẹ cũng nên chọn loại mềm mỏng, thấm hút tốt để tránh tình trạng viêm nhiễm.

4.2 Thay đổi chế độ dinh dưỡng khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Các chị em phụ nữ nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt trong khẩu phần ăn hàng ngày là cách tự nhiên nhất để khắc phục tình trạng rối loạn. Các loại thực phẩm tốt cho nội tiết tố của phụ nữ như là omega 3, kẽm, vitamin C,… Bên cạnh đó, các mẹ có thể sử dụng các loại lá như ích mẫu tử, ngải cứu, có vai trò lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt rất tốt.

Giúp mẹ bỉm sữa “gỡ rối” tình trạng rối loạn kinh nguyệt

>>>>>Xem thêm: Ung thư cổ tử cung giai đoạn III có chữa khỏi không?

Các chị em nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt trong khẩu phần ăn hàng ngày để khắc phục tình trạng rối loạn

Ngoài ra, chị em không nên ép cơ thể theo chế độ ăn khắc nghiệt để giảm cân. Đây là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ sau sinh, do tự ti về thân hình mà giảm cân cấp tốc gây rối loạn nồng độ hormone từ đó xuất hiện vấn đề kinh nguyệt không đều.

4.3 Cân bằng tâm lý

Phụ nữ luôn trong trạng thái căng thẳng sẽ làm cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, các chị em nên để đầu óc thoải mái bằng cách sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong một ngày, ngủ đủ giấc để cải thiện tâm lý từ đó tình trạng rối loạn cũng giảm bớt rõ rệt.
  • Tìm đến các phương thức giải trí phù hợp với bản thân: nghe nhạc, xem phim, đọc sách,… để giải tỏa stress hàng ngày.
  • Vận dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nhất là yoga giúp thư giãn hiệu quả cho phụ nữ sau sinh.

Tối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra với đa phần các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, vấn đề này có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa khác đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng những biện pháp để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì chị em nên đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra trong thời gian dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *