Theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí

Trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao mắc những căn bệnh nguy hiểm do hệ miễn dịch yếu ớt. Trong số đó phải kể đến bệnh uốn ván. Cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm, giảm nhẹ triệu chứng và tránh được biến chứng nặng của căn bệnh này là thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván. Vậy sau khi tiêm uốn ván cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những gì? Hãy cùng bài viết hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí.

Bạn đang đọc: Theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí

1. Những thông tin cần biết khi tiêm chủng vắc xin uốn ván

1.1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván cho trẻ nhỏ

Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván (Clostridium Tetani) gây ra. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tình trạng co cứng, co giật toàn thân, suy hô hấp và nguy hiểm hơn là ngừng thở. Hiện nay, cách thức phòng ngừa uốn ván tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin và xử lý đúng cách đối với các vết thương hở có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván.

Đặc biệt với trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu cộng thêm những vết thương ngoài da khi vui chơi là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các mũi vắc xin phòng uốn ván cho trẻ là việc làm rất cần thiết.

Theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí

Tiêm phòng uốn ván từ sớm cho trẻ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

1.2. Các loại vắc xin uốn ván hiện nay và lịch tiêm phòng cụ thể cho trẻ

Hiện nay, vắc xin phòng uốn ván được sử dụng ở dạng vắc xin phối hợp, phòng ngừa nhiều bệnh lý khác giúp giảm số mũi tiêm cho trẻ. Cụ thể các loại vắc xin tiêm phòng uốn ván phổ biến hiện nay bao gồm:

– Vắc xin 3 trong 1 (Adacel và Boostris) phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván cho người từ 4 đến nhỏ hơn 65 tuổi.

– Vắc xin 4 trong 1 (Tetraxim) phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.

– Vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim) giúp phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến tròn 24 tháng tuổi.

– Vắc xin 6 trong 1 (Infanrix Hexa hoặc Hexaxim) giúp phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB.

Nhìn chung, từ 2 tháng tuổi, trẻ em có thể tiêm vắc xin cộng hợp chứa kháng nguyên bảo vệ chống lại uốn ván. Đối với trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn, việc tiêm vắc xin uốn ván mũi nhắc lại là cần thiết vì kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván không còn trong cơ thể hoặc yếu đi.

Với mỗi loại vắc xin sẽ có lịch tiêm cụ thể như sau:

Vắc xin 6 trong 1 (Vắc xin Infanrix Hexa hoặc vắc xin Hexaxim)

Lịch tiêm 6 trong 1 Infanrix Hexa/ Hexaxim bao gồm 4 mũi:

– Mũi tiêm 1: Mũi đầu tiên.

– Mũi tiêm 2: Tiêm 1 tháng sau khi tiêm mũi 1.

– Mũi tiêm 3: Tiêm 1 tháng sau khi mũi 2.

– Mũi tiêm 4: cách mũi thứ 3 là 12 tháng (cách tối thiểu 6 tháng).

Tìm hiểu thêm: 5 Điều cần biết về tiêm viêm gan B người lớn

Theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí

Với vắc xin 6 trong 1 số mũi tiêm cho trẻ sẽ được giảm bớt

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim

Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim bao gồm 4 mũi:

– Mũi tiêm 1: Mũi đầu tiên.

– Mũi tiêm 2: Tiêm 1 tháng sau khi tiêm mũi 1.

– Mũi tiêm 3: Tiêm 1 tháng sau khi tiêm mũi 2. Các mũi tiêm 5 trong 1 nên được thực hiện tiêm cách 1 đến 2 tháng.

– Mũi tiêm 4: Thực hiện vào 1 năm sau mũi 3. Mũi tiêm nhắc lại này tốt nhất là vào tháng thứ 16.

Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim

Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi với lịch tiêm như sau:

– Mũi tiêm 1: Mũi đầu tiên.

– Mũi tiêm 2: Tiêm 1 tháng sau khi tiêm mũi 1.

– Mũi tiêm 3: Tiêm 1 tháng sau khi tiêm mũi 2.

– Mũi tiêm 4: Tiêm 1 năm sau khi tiêm mũi 3.

– Mũi tiêm 5: Tiêm 5 năm sau khi tiêm mũi 4 (khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi).

Vắc xin 3 trong 1 (Vắc xin Adacel hoặc vắc xin Boostris)

Vắc xin được áp dụng cho trẻ em từ tròn 7 đến 18 tuổi với lịch tiêm bao gồm 3 mũi:

– Mũi tiêm 1: lần đầu tiên tiêm.

– Mũi tiêm 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

– Mũi tiêm 3: Cách mũi 1 tối thiểu 6 tháng.

Sau đó mũi tiêm nhắc lại tiếp theo sẽ được thực hiện với khoảng cách tối thiểu 10 năm so với mũi tiêm trước.

2. Hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí

2.1. Theo dõi sau tiêm chủng khi ở cơ sở tiêm phòng

Sau khi hoàn thành mũi tiêm uốn ván, cha mẹ nên để trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng để theo dõi 30 phút sau tiêm. Điều này giúp đảm bảo tính an toàn của quá trình tiêm chủng. Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra, nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng có thể kiểm tra ngay các dấu hiệu phản ứng và xử trí kịp thời.

Sau khi theo dõi 30 phút, nhân viên y tế sẽ kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ và vết tiêm trước khi ra về.

Theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Giải đáp 3 câu hỏi phổ biến về vaccine chống ung thư cổ tử cung

Cha mẹ nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng tầm 30 phút để theo dõi biểu hiện sau tiêm

2.2. Theo dõi sau tiêm chủng và cách xử trí khi về nhà

2.2.1 Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ tại nhà sau khi tiêm uốn ván

Trẻ được tiêm phòng uốn ván cần phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Các dấu hiệu cần theo dõi cho trẻ sau tiêm chủng bao gồm:

– Toàn trạng.

– Tinh thần, tình trạng ăn uống, ngủ nghỉ.

– Dấu hiệu về nhịp thở.

– Nhiệt độ, phát ban.

– Các biểu hiện tại vị trí tiêm (sưng, đau, tấy đỏ…).

Cần quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm ở trẻ.

Nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm uốn ván như sốt cao, co giật, da tím tái, trẻ quấy khóc,… cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.

2.2.2 Hướng dẫn xử trí khi trẻ có các phản ứng phụ tại nhà sau khi tiêm uốn ván

Khi trẻ có các biểu hiện sau, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc như sau:

– Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C): Cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nhiều nước hơn, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Một số trường hợp trẻ có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc trẻ có tiền sử sốt cao co giật có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38 độ C theo chỉ định của bác sĩ.

– Phản ứng tại vị trí tiêm gồm các triệu chứng đỏ và/hoặc sưng trên 3 ngày. Các phản ứng này thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Cha mẹ không nên chườm hay bôi thuốc lên vị trí tiêm của trẻ. Cha mẹ có thể điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những hướng dẫn về cách theo dõi sau tiêm chủng vắc xin uốn ván cho trẻ và cách xử trí dành cho cha mẹ. Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến việc tiêm phòng uốn ván, cha mẹ có thể liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *