Tiêm phòng uốn ván là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng cho cả mẹ bầu và thai nhi, được Bộ Y tế khuyến nghị. Dưới đây là danh sách các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu, tham ngay để có sự lựa chọn phù hợp và an toàn, các mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Tổng hợp các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu
1. Tổng hợp các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vắc xin uốn ván khác nhau có thể được sử dụng để ngừa bệnh cho phụ nữ mang thai, bao gồm vắc xin uốn ván kết hợp với phòng ngừa các bệnh khác và vắc xin uốn ván đơn. Các loại vắc xin có thể xuất xứ từ các nước khác nhau và có phác đồ tiêm chủng khác nhau, tuy nhiên đều mang lại hiệu quả và an toàn khi chủng ngừa cho thai phụ.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vắc xin uốn ván cho bà bầu
Các loại vắc xin này đều có sẵn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để phục vụ nhu cầu chủng ngừa của các mẹ bầu. Việc tiêm chủng và thăm khám, theo dõi sức khỏe của mẹ bầu đều được thực hiện bởi các bác sĩ giàu chuyên môn về dịch tễ và vắc xin. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI chủng ngừa an toàn và hiệu quả, tuân thủ đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế.
Các loại vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai gồm có:
1.1. Vắc xin Adacel (Canada)
Adacel được sản xuất tại Canada bởi tập đoàn Sanofi Pasteur (Pháp). Đây là loại vắc xin kết hợp 3 trong 1, giúp mẹ bầu chống lại cùng lúc 3 bệnh là bạch hầu, ho gà và uốn ván cùng lúc cho một mũi tiêm. Vắc xin được khuyến nghị cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tới người trưởng thành dưới 65 tuổi và được chứng minh an toàn cho mẹ bầu.
Vắc xin Adacel tiêm theo đường tiêm bắp với mỗi liều dùng là 0,5ml. Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin này để ngừa uốn ván khi đang mang thai hoặc có thể tiêm phòng để trang bị sẵn hệ miễn dịch khỏe mạnh từ trước khi mang thai.
1.2. Vắc xin Boostrix 0,5ml (Bỉ)
Mẹ bầu bầu tiêm phòng uốn ván có thể loại vắc xin kết hợp 3 trong 1 Boostrix. Đây là loại vắc xin được nhập khẩu từ Bỉ vào Việt Nam, sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm và chế độ sinh học nổi tiếng thế giới Glaxosmithkline (GSK). Vắc xin này giúp ngăn ngừa đồng thời 3 bệnh: uốn ván, bạch hầu và ho gà. Nó phù hợp cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và trưởng thành, bao gồm cả phụ nữ có thai.
Vắc xin Boostrix được tiêm bắp với mỗi liều dùng là 0,5ml. Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin này để ngừa uốn ván khi đang mang thai hoặc có thể tiêm phòng để trang bị sẵn hệ miễn dịch khỏe mạnh từ trước khi mang thai.
1.3. Vắc xin uốn ván đơn giá TT (Việt Nam)
Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) được nghiên cứu, sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC tại Việt Nam. Vắc xin giúp sản sinh hệ miễn dịch chủ động ngừa vi khuẩn uốn ván cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm cả phụ nữ có thai.
Tìm hiểu thêm: Bị phát ban sau khi tiêm vắc-xin: Nguyên nhân và cách xử lý
Vắc xin uốn ván hấp phụ TT được nghiên cứu và sản xuất bởi Việt Nam
Vắc xin TT tiêm theo đường tiêm bắp với mỗi liều dùng là 0,5ml. Lắc tan đều trước khi tiêm và không được tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.
2. Một số thắc mắc liên quan đến việc tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu
2.1. Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các loại vắc xin uốn ván được chỉ định tiêm phòng cho phụ nữ mang thai đều an toàn đối với thai nhi. Hiện tại, cũng không có bất kỳ báo cáo y khoa hoặc chứng cứ khoa học nào cho thấy việc tiêm uốn ván cho mẹ bầu có thể gây ra tình trạng giảm trí nhớ cho em bé sau khi sinh như một số lời đồn thổi. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm tiêm phòng uốn ván trước hoặc trong thai kỳ.
2.2. Mẹ bầu tiêm uốn ván có gặp tác dụng phụ không?
Có, sau tiêm uốn ván mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ này đều nhẹ nhàng và có thể giảm dần sau vài ngày mà không cần can thiệp các biện pháp y tế. Một số tác dụng phụ phổ biến ở mẹ bầu bao gồm:
– Một số thai phụ gặp tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm, tuy nhiên cũng có một số thai phụ không sưng đau gì sau tiêm.
– Mệt mỏi, đau đầu, đau người.
– Buồn nôn hoặc bị tiêu chảy sau tiêm.
Những phản ứng này là những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ miễn dịch của bà bầu đang tiếp nhận vắc xin và tạo phản kháng có thể chống vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Để giảm tác dụng phụ, bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước và ăn thực phẩm dễ tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết vacxin cúm Hà Lan Influvac Tetra
Một số mẹ bầu sau tiêm chủng uốn ván có thể gặp những phản ứng phụ nhẹ
Rất ít trường hợp được ghi nhận với các phản ứng nghiêm trọng như ngứa toàn thân, sưng phù mặt, môi, họng, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, đau dữ dội hay xuất huyết tại vị trí tiêm,…. Tuy nhiên, bà bầu nên chọn các cơ sở tiêm chủng uy tín và có các quy định theo dõi sau khi tiêm để được xử lý kịp thời bởi các bác sĩ chuyên môn khi gặp phải các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng.
2.3. Thời điểm thích hợp để tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu là khi nào?
Mẹ bầu có thể tiêm uốn ván tiền mang thai để tăng khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm uốn ván cho cả mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ. Còn nếu chưa kịp tiêm chủng trước đó, các chuyên gia Y tế khuyến nghị mẹ bầu có thể bắt đầu chủng ngừa uốn ván từ khi thai nhi được 20-24 tuần tuổi, Đồng thời, cần kết thúc mũi tiêm cuối cùng trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Số mũi tiêm sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể của mẹ bầu, vì vậy, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn về vắc xin và dịch tễ.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu cũng như giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về việc tiêm phòng vắc xin uốn ván. Để được chủng ngừa thai kỳ an toàn, đăng ký chủng ngừa ngay với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.