Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim

Đối với những gia đình có con nhỏ thì việc tiêm chủng phòng bệnh cho con luôn là mối quan tâm đầu tiên. Hiện nay, vắc xin 6 trong 1 Hexaxim vẫn được nhiều phụ huynh lựa chọn vì có thể kết hợp phòng được nhiều bệnh trong cùng 1 mũi tiêm. Vậy sau khi tiêm cho trẻ thì cần lưu ý những gì? Khi trẻ tiêm phòng, tác dụng phụ của vắc xin 6 trong 1 là gì và cách chăm sóc như thế nào? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim

1. Thông tin cơ bản về vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

1.1. Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim là gì?

Hexaxim là vắc xin kết hợp phòng được 6 loại bệnh nguy hiểm ở trẻ trong 1 mũi tiêm, bao gồm:

– Ho gà.

– Bạch hầu.

– Uốn ván.

– Bại liệt.

– Viêm gan B.

– Viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn H.Influenzae tuýp B (Hib).

Tích hợp trong một mũi, vắc xin 6 trong 1 Hexaxim giúp giảm thiểu số mũi tiêm ở trẻ, đồng nghĩa với việc hạn chế đau đớn khi phải tiêm quá nhiều.

Vắc xin Hexaxim được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học nổi tiếng thế giới Sanofi Pasteur của Pháp, được trải qua vô vàn kiểm nghiệm của nhà sản xuất và kiểm nghiệm nhập khẩu để được sử dụng tại Việt Nam, vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng vắc xin Hexaxim cho con.

Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim

Hexaxim là vắc xin kết hợp giúp phòng ngừa 6 bệnh lý nguy hiểm ở trẻ

1.2. Các đối tượng được chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

Đối tượng được chỉ định tiêm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi . Điều kiện để thực hiện tiêm:

– Chỉ được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi trở lên, trẻ sinh dưới 37 tuần và độ tuổi tiêm dưới 2 tháng không được khuyến cáo.

– Không tiêm cùng ngày với vắc xin phòng thủy đậu (không cần khoảng cách bao lâu miễn là không tiêm cùng ngày).

Đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

– Quá mẫn hoặc dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc với vắc xin chứa kháng nguyên ho gà bất kỳ.

– Trước đây từng bị phản ứng quá mẫn sau khi tiêm vắc xin Hexaxim hoặc sau khi tiêm vắc xin chứa các thành phần tương tự.

– Trẻ có rối loạn thần kinh không kiểm soát hoặc động kinh không kiểm soát cho đến khi bệnh được điều trị ổn định và đánh giá lợi ích rõ ràng vượt trội nguy cơ.

– Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc có tổn thương ở não.

Cha mẹ cần chú ý chỉ định tiêm để đảm bảo quá trình tiêm chủng an toàn tránh dẫn đến nhiều biến chứng.

Trước khi tiêm, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bé, có bị suy dinh dưỡng hay có các bệnh mãn tính hay không, có đang điều trị bệnh lý nào hay không và tiền sử bệnh tật, dị ứng,… để bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra phác đồ tiêm phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Thông tin về huyết thanh uốn ván SAT Việt Nam

Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim

Khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ là vô cùng cần thiết để phóng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

2. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

Bởi vì sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên khi tiêm vắc xin Hexaxim có thể gặp phản ứng phụ như sốt, sưng đau, quấy khóc… Trong đó, phản ứng sốt sau tiêm là rất bình thường, cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng khi con có các biểu hiện như sốt hay sưng đau ở vết tiêm.

2.1. Các phản ứng phụ thường gặp

– Đau hay nổi quầng đỏ ở vị trí tiêm khiến trẻ dễ kích động, quấy khóc. Các dấu hiệu và triệu chứng này thường gặp trong vòng 2 ngày sau khi tiêm và có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày, thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu.

– Các phản ứng toàn thân như sốt, dễ kích động, buồn ngủ, chán ăn, tiêu chảy, ói mửa, quấy khóc kéo dài.

– Sưng phù chi dưới thường xuất hiện trong 1 đến 2 ngày sau tiêm, đôi khi đi kèm với sốt, đau và quấy khóc nhưng sẽ tự khỏi trong 3 đến 5 ngày.

2.2. Các phản ứng phụ hiếm gặp

Các triệu chứng dưới đây thường rất hiếm gặp, xác suất xảy ra thường rất thấp. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng này cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

– Nổi mề đay, phát ban ngoài da hay co giật kèm sốt hoặc không kèm sốt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin.

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ngủ mê man, ho.

– Sưng viêm lan quanh chỗ tiêm đôi khi lan đến khớp gần kề.

– Viêm phế quản, phát ban.

3. Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim

3.1. Theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim tại cơ sở tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng vắc xin 6 trong 1 Hexaxim, cha mẹ nên cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi thêm về tình trạng sức khỏe khoảng 30 phút, không nên cho trẻ về ngay, tránh trường hợp sốc phản vệ không kịp xử lý.

Hết 30 phút nên đưa trẻ quay lại phòng khám ban đầu để kiểm tra nhiệt độ và các biểu hiện của cơ thể trước khi về nhà.

Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim

>>>>>Xem thêm: Vắc xin phế cầu Synflorix 10: lịch tiêm chủng chi tiết

Cha mẹ có thể theo dõi sức khỏe cho trẻ tại phòng chờ của cơ sở y tế

3.2. Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm 6 trong 1 Hexaxim tại nhà

Khi đưa trẻ về nhà, cha mẹ cần lưu ý theo dõi sức khỏe của con liên tục ngay cả khi ngủ, theo dõi ít nhất trong vòng 1 ngày. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà:

– Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng quấy khóc. Nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng và thoải mái. Có thể chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh. Nếu sốt cao cha mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

– Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm của trẻ. Bởi vì vết tiêm hở có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng bội nhiễm, nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

– Nếu trẻ bỏ bú, lười ăn do cơ thể mệt mỏi, cha mẹ cố gắng bổ sung thêm vitamin C cho trẻ và chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo sức đề kháng cho quá trình hồi phục sau tiêm.

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm như: sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, ngủ li bì, bỏ bú, khó thở, da tím tái,… thì cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi sau tiêm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim cho trẻ. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay TCI để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *