Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe. Sau một khoảng thời gian, lượng kháng nguyên phòng viêm gan B trong cơ thể có thể giảm sút, do đó chúng ta cần thực hiện tiêm nhắc lại để bổ sung lượng kháng nguyên phòng bệnh. Vậy sau bao lâu cần tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B? Cần lưu ý những gì trong lần tiêm nhắc lại này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc tiêm nhắc lại viêm gan B cho người lớn nhé!
Bạn đang đọc: Lưu ý cần nhớ khi tiêm nhắc lại viêm gan B cho người lớn
1. Tại sao cần tiêm nhắc lại mũi viêm gan B cho người lớn?
Khả năng lây lan của virus viêm gan B được đánh giá cao gấp 100 lần so với HIV. Chỉ với một xây xát nhẹ làm trầy da và tiếp xúc với máu người nhiễm bệnh cũng có thể khiến cho mầm bệnh vào cơ thể. Dù vậy, cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị để có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B. Nếu chẳng may nhiễm virus viêm gan B thì nguy cơ cao có thể dẫn đến biến chứng như xơ gan, ung thư gan,…
Bởii vì lý do này, việc tiêm phòng viêm gan B từ sớm chính là phương pháp hiệu quả để bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi loại virus này. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ chỉ trong một số năm nhất định. Sau một khoảng thời gian, lượng kháng nguyên phòng viêm gan B trong cơ thể có thể giảm sút. Chính vì vậy, việc thực hiện tiêm nhắc lại để bổ sung lượng kháng nguyên phòng bệnh là rất cần thiết.
Lượng kháng nguyên phòng viêm gan B trong cơ thể có thể giảm sút theo thời gian, do đó chúng ta cần thực hiện tiêm nhắc lại để bổ sung lượng kháng nguyên phòng bệnh
2. Lịch trình tiêm cụ thể và chỉ dẫn tiêm nhắc lại viêm gan B dành cho người lớn
Tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B sau bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Bởi vắc xin viêm gan B không đáp ứng miễn dịch suốt đời vì lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian.
2.1. Chỉ dẫn trước khi tiêm nhắc lại viêm gan B cho người lớn
Nếu không nhớ rằng mình đã tiêm đủ các mũi phòng viêm gan B hay chưa, người bệnh trước hết nên thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb). Những xét nghiệm này cho biết bệnh nhân đã bị nhiễm virus viêm gan B hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa.
– Nếu kết quả là xét nghiệm HBsAg dương tính, nghĩa là người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B. Lúc này việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.
– Còn nếu kết quả HBsAb dương tính tức là người bệnh đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó sẽ dựa vào nồng độ HBSAb để xem có cần thiết phải tiêm nhắc lại vắc xin nữa hay không.
Thông thường, ở người lớn thì sau 5 đến 10 năm nên thực hiện xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HbsAb) và nếu kết quả xét nghiệm HBsAb
Tìm hiểu thêm: Những câu hỏi thường gặp khi tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh
Người tiêm nên thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) trước khi có ý định tiêm hoặc tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B
2.2. Lịch tiêm cơ bản và tiêm nhắc lại viêm gan B cho người lớn
Trong trường hợp cả 2 kết quả xét nghiệm đều âm tính thì người lớn có thể tiêm vắc xin viêm gan B theo lịch như sau:
– Tiêm 3 mũi: Trong đó, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi thứ ba cách mũi thứ hai tối thiểu là 5 tháng.
– Tiêm 4 mũi: Trong đó, 3 mũi đầu tiêm liên tiếp cách đều nhau 1 tháng. Sau đó, mũi cuối cùng sau 1 năm kể từ khi tiêm liều thứ nhất
Sau khi tiêm các mũi trên, người tiêm nên kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi hoàn thiện đủ mũi tiêm. Nếu nồng độ kháng thể đạt trên 10mUI/ml là cơ thể đủ khả năng phòng bệnh viêm gan B. Từ 5 đến 10 năm sau khi tiêm phác đồ như trên, người lớn nên đi kiểm tra lại nồng độ viêm gan B để cân nhắc có cần tiêm mũi bổ sung hay không.
3. Lưu ý sau khi thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B
3.1. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin viêm gan B
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ với triệu chứng phổ biến nhất là:
– Đỏ, sưng hoặc cảm thấy đau, ngứa tại chỗ tiêm.
– Đau đầu, chóng mặt.
– Mệt mỏi, cáu kỉnh.
– Viêm họng, bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
– Sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C).
– Buồn nôn.
Các phản ứng phụ này thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày rồi sẽ tự khỏi.
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của việc tiêm ngừa viêm gan A
Người bệnh hãy hỏi trước bác sĩ về cách chăm sóc sau khi tiêm vắc xin
3.2. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà sau khi tiêm vắc xin viêm gan B
Với những triệu chứng trên, cách chăm sóc tại nhà cụ thể sẽ như sau:
– Sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C): Uống nhiều nước hơn, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Nếu người bệnh có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc có tiền sử sốt cao co giật, có thể dùng thuốc hạ sốt khi trên 38 độ C.
– Với các phản ứng tại vị trí tiêm, thông thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Có thể điều trị triệu chứng với thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu các triệu chứng trở nặng, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Các trường hợp bệnh diễn biến nặng cụ thể như sau:
– Sốc phản vệ đi kèm với các triệu chứng như mẩn ngứa, ban đỏ, huyết áp tụt, đau đầu, chóng mặt, khó thở hay co giật,…
– Phản ứng quá mẫn cấp tính hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, thở ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phát ban, phù nề ở mặt,… thường xảy ra khoảng 2 giờ sau khi tiêm vắc xin.
– Sốt cao trên 38,5 độ C.
– Áp xe tại vết tiêm, sờ thấy mềm hoặc có hiện tượng dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn.
Khi tiêm, mọi người cần chú ý để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu có nhu cầu tiêm chủng vắc xin viêm gan B hoặc có những thắc mắc liên quan, mọi người có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn sớm nhất nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.