32 tuần là thời điểm thai nhi có những thay đổi rõ rệt về cơ thể và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy khám thai giai đoạn này được coi là một cột mốc quan trọng để kiểm tra về sự phát triển toàn diện cũng như nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vậy khám thai tuần 32 sẽ khám những gì?
Bạn đang đọc: Khám thai tuần 32 sẽ khám những gì?
1. Thai nhi 32 tuần tuổi sẽ như thế nào?
Theo các bác sĩ, thai nhi 32 tuần đã gần như hoàn thiện và có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể (trừ phổi sẽ trưởng thành vào tuần 34). Bé lúc này sẽ có kích thước bằng một trái bí ngô, nặng khoảng 1,8kg và dài khoảng 42,5 cm.
Khi cơ thể bé phát triển thì không gian xung quanh sẽ chật hơn, chính vì vậy mẹ sẽ không cảm nhận thấy con đạp mạnh như trước nữa, tuy nhiên những chuyển động cơ thể con vẫn được mẹ cảm nhận được rõ.
Đặc biệt nhất trong giai đoạn này chính là sự thay đổi về mắt của thai nhi. Khi thấy có ánh sáng chiếu xuyên qua bụng mẹ, con có thể quay mặt ra chỗ khác, nhắm mắt, nheo mắt và đồng tử sẽ điều tiết để tránh việc các tia sáng chiếu vào mắt.
Ở tuần 32, cơ thể em bé gần như hoàn thiện
2. Những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 32
2.1 Thay đổi về thể chất
Việc thai nhi lớn lên khiến cho việc sinh hoạt, di chuyển của mẹ bầu sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều và cũng không thoải mái khi chọn các tư thế ngồi cũng như tư tế ngủ. Bên cạnh đó, mẹ có thể gặp triệu chứng tê các ngón tay, bàn tay, bàn chân và một số vị trí cơ thể khác, khó thở vì cơ hoành và phổi bị o ép. Bên cạnh đó, núm vú cũng to và sẫm màu hơn.
Tuần 32 cũng là lúc mẹ sẽ thấy tăng tiết dịch âm đạo nhiều hơn, chính vì vậy thai phụ cần vệ sinh thật sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm nấm ngứa và mắc các bệnh phụ khoa.
2.2 Thay đổi về tâm lý
32 tuần là thời điểm chỉ còn cách ngày sinh khoảng 2 tháng, chính vì vậy các mẹ bầu thường có tâm lý vô cùng hồi hộp và lo lắng, chờ đợi sự ra đời của con yêu. Tâm lý căng thẳng sẽ gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là tăng nguy cơ sinh non, em bé dễ mắc các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ nên hãy thư giãn, suy nghĩ tích cực hơn và dành thời gian tìm hiểu các thông tin về việc chăm sóc bé sau này.
3. Thông tin cần nắm rõ về khám thai tuần 32
Khám thai vào thời kỳ này vô cùng quan trọng, có thể kể đến những lợi ích dưới đây như:
3.1 Quan sát được rõ sự phát triển của thai nhi
Như đã nói ở trên, cơ thể bé yêu tuần 32 sẽ có những thay đổi rõ rệt và gần như hoàn thiện. Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ vô cùng háo hức khi thấy được hình hài của con yêu, quan sát những cử động rõ ràng của con. Đây là những hình ảnh vô cùng ý nghĩa trong suốt thai kỳ và trở thành nguồn động lực lớn để mẹ cố gắng đón con chào đời bình an.
Khám thai ở tuần 32 sẽ nhìn được khuôn mặt và nhiều biểu cảm ngộ nghĩnh của con yêu
3.2 Kiểm tra những thay đổi của bản thân
Việc bản thân có sự thay đổi ở tuần 32 thì diễn ra ở mọi mẹ bầu nhưng việc khám thai ở tuần 32 sẽ kiểm tra xem mẹ bầu nào đang có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Đặc biệt, các bác sĩ sẽ kiểm tra tư thế thai nhi. Nếu thai nhi đè lên dạ dày, cơ hành hay phổi khiến mẹ không thể chịu đựng được đến lúc sinh nở thì sẽ phải tiến hành điều chỉnh kịp thời vì cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh thì mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển được.
3.3 Giúp chuẩn bị cho hành trình vượt cạn thuận lợi
Khám thai tuần 32 được coi là một tiền đề tốt để quá trình vượt cạn về sau trở nên an toàn và tránh được những biến cố bất thường khi sinh nở. Thời điểm này thai nhi sẽ dịch chuyển dần xuống đáy tử cung. Chính vì sự thay đổi này nên bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem vị trí túi thai và lượng ối đang ở tình trạng nào.
Bên cạnh đó, khám thai ở tuần 32 còn giúp bác sĩ xác định ngôi thai. Nếu em bé xoay về ngôi thuận thì có thể an tâm là việc sinh bé sẽ diễn ra bình thường. Trong trường hợp nếu ngôi thai chưa thuận thì mẹ bầu cũng đừng lo lắng nhé vì bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp để xoay về ngôi thuận hoặc chỉ định đẻ mổ nếu bé vẫn ở tư thế ngôi không thuận tới gần ngày sinh.
Tìm hiểu thêm: Nên thực hiện bọc răng sứ hay dán veneer cho răng?
Khám thai ở tuần 32 giúp bác sĩ kiểm tra ngôi thai để có phương án xử lý phù hợp
3.4 Giúp xác định lượng dinh dưỡng cần bổ sung hay bớt đi
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trong việc phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thông qua hình ảnh siêu âm ở tuần 32, bác sĩ đưa ra lời khuyên cho mẹ về chế độ dinh dưỡng: chất nào cần bổ sung, lượng chất nào đang dư thừa, thực phẩm nào không nên ăn… để tránh gặp phải tình trạng thừa dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hay tiểu đường thai kỳ,…
4. Khám thai tuần 32 sẽ khám những gì?
Chính vì 32 tuần là mốc thai vô cùng quan trọng nên mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Khi khám thai ở 32 tuần mẹ sẽ được:
– Khám tổng quan: Đo cân nặng hiện tại, đo huyết áp, nhip tim, kiểm tra các dấu hiệu phù, chiều cao tử cung…
– Siêu âm: Tầm soát dị tật thai nhi xuất hiện muộn
– Xét nghiệm máu: Để kiểm tra kĩ về lượng đường huyết, men gan, điện giải….
– Xét nghiệm nước tiểu và các thông số quan trọng để đánh giá sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu chửa ngoài tử cung là gì?
Mẹ bầu nên chọn cơ sở uy tín để khám thai và an tâm vượt cạn
Qua bài viết trên có thấy rằng khám thai tuần 32 là một mốc thai kỳ mẹ bầu không thể bỏ qua vì những lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy hãy lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa Sản giỏi để đồng hành cùng mẹ trong “chặng đua nước rút” này nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.