Lịch tiêm uốn ván phụ thuộc vào từng đối tượng và tình trạng sức khỏe hiện tại. Vì thế nhiều người thắc mắc “2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?”. Để có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này, bạn hãy đọc hết bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về tiêm chủng uốn ván.
Bạn đang đọc: 2 Mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu và những điều cần biết
1. Biểu hiện mắc bệnh uốn ván cần nhận biết sớm
Uốn ván là một bệnh cấp tính nguy hiểm, vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Nếu nhận ra được các triệu chứng của bệnh, chúng ta có thể áp dụng phác đồ điều trị thích hợp, từ đó ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Các chuyên gia y tế cho biết sau khi bị trực khuẩn tấn công, bệnh sẽ ủ trong cơ thể từ 3 đến 10 ngày, và có trường hợp phát bệnh sau vài tuần. Đáng lưu ý là thời gian ủ bệnh càng ngắn, diễn biến bệnh càng nhanh, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Uốn ván là bệnh nguy hiêm cần được tiêm phòng vắc xin để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người
Trực khuẩn uốn ván gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương, làm giảm hiệu suất hoạt động của nó. Một số triệu chứng phổ biến của uốn ván bao gồm cơ mặt, cơ gáy, lưng và bụng căng cứng, gây đau và khó chịu cho bệnh nhân. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường này, chúng ta nên đi khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Khi trực khuẩn phát triển và lan truyền trong cơ thể, triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân thường bị cong người, gập người hoặc bị co cơ toàn thân. Một số trường hợp có cơn co giật toàn thân sau khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn. Đây là những dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh uốn ván, và bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị sớm bởi các bác sĩ.
Ngoài những dấu hiệu đã đề cập, trẻ sơ sinh có thể thể hiện sự quấy khóc nhiều hơn bình thường, từ chối bú và có triệu chứng sốt cao kèm theo đổ mồ hôi liên tục. Cha mẹ cần theo dõi kỹ những dấu hiệu bất thường này để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Vì sao chúng ta nên tiêm uốn ván?
Vắc xin ngừa uốn ván, hay còn được gọi là giải độc tố uốn ván, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin này là một loại vắc xin vô hoạt được sử dụng để ngăn ngừa nha bào uốn ván. Đối với những người chưa được tiêm phòng uốn ván và bị thương, việc tiêm vắc xin trong vòng 48 giờ đầu tiên là rất quan trọng. Điều đáng chú ý là vắc xin này mang lại hiệu quả cao và an toàn, bao gồm cả đối với phụ nữ mang thai và những người mắc HIV.
Vắc xin ngừa uốn ván có tác dụng quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Nó giúp giảm tỷ lệ tử vong do uốn ván. Khi tiêm vắc xin đúng thời gian và đủ liều lượng, người bệnh không cần phải chịu đựng những triệu chứng đau đớn và nguy hiểm của căn bệnh này.
3. Bạn có biết: 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?
Vắc xin uốn ván cần được tiêm theo đúng phác đồ để đảm bảo kháng nguyên trong cơ thể đủ mạnh ngăn chặn sự xâm nhập và phát độc tố của vi khuẩn gây bệnh.
Trong đó, với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có phác đồ tiêm chủng riêng biệt. Với câu hỏi “2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?”, Thu Cúc TCI sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc đối với từng trường hợp tiêm khác nhau.
– Với trẻ em từ 2 tháng tuổi – người lớn: Bạn cần hoàn thành đầy đủ 5 mũi tiêm vắc xin uốn ván cơ bản. 5 mũi cơ bản này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm độc tố uốn ván hiệu quả. Đây cũng là phác đồ do Bộ Y tế quy định.
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin BCG phòng bệnh lao cho trẻ nhỏ
Phác đồ tiêm vắc xin uốn ván tùy thuộc vào từng đối tượng tiêm
Trong đó, mũi vắc xin đầu tiên tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi hoặc người lớn sức khỏe bình thường có nhu cầu tiêm chủng. Mũi số 2 tiêm sau mũi đầu 04 tuần. Mũi 3 tiêm sau 6 tháng, mũi 4 và 5 tiêm lần lượt cách nhau 1 năm.
– Với người mang thai: Vắc xin uốn ván là mũi tiêm quan trọng mà bạn nên thực hiện đầy đủ trong thai kì từ 1 – 2 mũi tùy trường hợp.
Với thai phụ chưa tiêm vắc xin uốn ván hoặc chưa tiêm nhắc lại, mũi đầu tiên tiêm theo chỉ định của bác sĩ (thường là từ tuần thai thứ 20 trở đi). Mũi 2 tiêm sau 04 tuần tiếp theo. Riêng mũi 2 uốn ván cần tiêm trước thời điểm sinh ít nhất 1 tháng.
Còn thai phụ đã tiêm đầy đủ vắc xin uốn ván theo lịch cơ bản, đã tiêm nhắc lại trước khi mang thai thì chỉ cần tiêm 1 mũi bổ sung. Mũi này tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
Ở các lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván và cũng cách thời điểm sinh ít nhất 1 tháng để đảm bảo an toàn sức khỏe và không cần quan tâm khoảng cách giữa các lần mang thai.
4. Phản ứng phụ sau tiêm chủng bạn nên biết
Sau khi tiêm vắc xin ngừa uốn ván, một số người có thể gặp những phản ứng phụ như sốt, đau, sưng và đỏ tại vùng tiêm. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ và tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Một số người có thể gặp hiện tượng sưng hạch bạch huyết gần vùng tiêm.
>>>>>Xem thêm: Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi
Sau tiêm uốn ván có thể xảy ra 1 số phản ứng phụ
Ngoài ra, một số người có thể trải qua các phản ứng toàn thân như dị ứng, đau đầu, đổ mồ hôi, cảm giác ớn lạnh, đau cơ và đau khớp. Tuy nhiên, những phản ứng này thường xảy ra hiếm và không liên quan đến chức năng thần kinh trung ương.
Cần lưu ý rằng các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin ngừa uốn ván thường là nhẹ và tạm thời, hầu hết mọi người không gặp vấn đề nghiêm trọng. Đồng thời, vắc xin uốn ván cũng là vắc xin được kiểm định an toàn khi tiêm trong hành trình thai kì của phụ nữ. Nếu mẹ bầu sau tiêm có những phản ứng mệt mỏi thì cũng không nên quá lo lắng, bạn hãy theo dõi sức khỏe tại nhà và đi tư vấn với bác sĩ nếu cần thiết.
Sau tiêm chủng, thông thường khách hàng sẽ ở lại cơ sở tiêm khoảng 30 phút để phát hiện kịp thời những phản ứng phụ có thể xảy ra ngay sau tiêm. Sau đó, bạn sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 1 vài ngày đầu tiên. Nếu các triệu chứng sau tiêm không có dấu hiệu thuyên giảm dần, tự biến mất thì bạn hãy tìm tới cơ sở y tế để nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ có chuyên môn.
Bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm uốn ván và tầm quan trọng của vắc xin này. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tận tình, chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.