Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm hơn những gì mẹ nghĩ  

Mang thai và sinh con là quá trình vô cùng thiêng liêng nhưng mẹ bầu cũng phải đối diện không ít các vấn đề sức khỏe trong đó có bệnh đau dạ dày. Nhiều chị em cho rằng đau dạ dày khi mang thai là bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để xảy ra quá lâu và không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Bạn đang đọc: Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm hơn những gì mẹ nghĩ  

1. Mẹ có biết đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm như thế nào? 

Tình trạng đau dạ dày khá phổ biến ở phụ nữ mang thai khi có đến 70% các mẹ bầu phải đối mặt với bệnh này. Kết quả thống kê cho thấy đa số những trường hợp đau dạ dày thường là đau cấp tính trong khoảng thời gian ngắn và không tác động trực tiếp đến sức khoẻ của thai nhi. Song nếu mẹ bầu bị đau dạ dày liên tục trong khoảng thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục kịp thời thì cả mẹ và con dễ phải đối mặt với các hệ quả khác. 

Ảnh hưởng đầu tiên chính là rối loạn đường tiêu hoá trở nên trầm trọng hơn, việc này ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ và con, dẫn đến tình trạng suy nhược của mẹ và nhẹ cân, chậm phát triển ở thai nhi. Đau dạ dày luôn khiến mẹ trong trạng thái mệt mỏi, đau tức, khó chịu, căng thẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu nếu bị đau dạ dày trầm trọng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Do đó, các mẹ hết sức lưu ý đến tình trạng sức khoẻ của mình. 

Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm hơn những gì mẹ nghĩ  

Đau dạ dày có thể dẫn đến tình trạng suy nhược, thiếu cân của mẹ bầu

Bên cạnh đó, đau dạ dày là một trong tác nhân hình thành các ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản. Nguy hiểm hơn, có một số trường hợp bà bầu bị đau dạ dày nặng gặp biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. 

Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau dạ dày mẹ bầu cần thực hiện thăm khám ngay để điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nêu trên. Đặc biệt khi cơn đau dạ dày xuất hiện kèm theo các triệu chứng như ngứa ngáy, sốt, nôn, chảy máu âm đạo, vàng da, vàng mắt thì sản phụ cần thực hiện các chỉ định của bác sĩ để điều trị kịp thời. 

2. Vì sao mẹ bầu dễ bị đau dạ dày? 

Tình trạng đau dạ dày dễ xảy ra với mẹ bầu hơn người bình thường bởi chị em phụ nữ phải đối mặt những thay đổi lớn trong suốt quá trình mang thai. 

2.1 Tử cung chèn ép dạ dày gây ra đau dạ dày khi mang thai

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho mẹ bầu dễ bị đau dạ dày. Tử cung bắt đầu có dấu hiệu giãn nở khi đến tháng thứ 4. Thai nhi càng lớn, tử cung càng mở rộng hướng về phía dạ dày, chèn ép vị trí dạ dày và ruột gây ra cảm giác đau đớn. Lúc này dạ dày sẽ bị ứ đọng thức ăn, mẹ bầu thường xuyên bị khó tiêu, đầy bụng từ đó tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. 

Hiện tượng này hay gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối, khi thai nhi đã phát triển gần như toàn diện, có kích thước lớn. Theo thống kê tỷ lệ mẹ bầu gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày ở những tháng cuối thai kỳ lên đến 80%. 

2.2 Mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến dịch vị dạ dày

Khi có thai, nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể của mẹ thường thay đổi bao gồm HCG, Estrogen, Progesterone, và HPL. Những hormone này sẽ làm cơ vòng thực quản dưới phát triển, ngăn cản quá trình tiêu hóa của dạ dày gây ra hiện tượng buồn nôn, ợ chua, trào ngược hay gặp ở phụ nữ khi mang thai. 

Đặc biệt sự tăng lên đột ngột của progesterone có thể làm nhu động ruột giảm, đồng thời tăng áp lực ổ bụng. Khi đó, dạ dày sẽ bài tiết nhiều dịch vị, co bóp thường xuyên và gây ra cơn đau.

2.3 Thói quen ăn uống thay đổi khiến dạ dày tổn thương

Các mẹ bầu dễ bị đau dạ dày là do khối lượng thực phẩm tiêu thụ tăng đột ngột, khẩu phần ăn lớn hơn trước khi mang thai. Đây là nguyên nhân khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, co bóp liên tục để tiêu hóa thức ăn gây cảm giác đau đớn cho mẹ. 

Bên cạnh đó, trong giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu thường thèm chua, có sở thích ăn nhiều món ăn vặt có vị chua như: xoài, cóc, mận, khế,… Những loại thực phẩm chứa nhiều acid này khi đưa vào dạ dày sẽ gây tổn thương và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Ăn đêm, ăn liên tục trong ngày cũng là thói quen không tốt khiến dạ dày bị tổn thương. 

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu phương pháp dán răng sứ veneer là gì?

Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm hơn những gì mẹ nghĩ  

Ăn xoài chua chứa nhiều acid có thể làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trầm trọng hơn

2.4 Tâm lý căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến lượng acid dạ dày

Trong quá trình thai nghén, chị em dễ gặp trạng thái căng thẳng, stress do phải đối mặt nhiều vấn đề sức khỏe hoặc lo lắng về việc chăm sóc con cái. Việc này kéo dài sẽ vô tình gây áp lực lên dây thần kinh khiến nhu động ruột giảm, axit được bài tiết quá mức gây tình trạng đau dạ dày. 

3. Biểu hiện của mẹ bầu đau dạ dày

Đau dạ dày trong khi mang thai có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén như buồn nôn hoặc nôn, khó tiêu hay chán ăn. Tuy nhiên nếu chỉ bị nghén thì bà bầu sẽ không gặp các triệu chứng đặc trưng của đau dạ dày như: 

– Buồn nôn kèm theo ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày gây ra

– Đau nóng rát vùng bụng đặc biệt là khi đói và sau khi ăn no

– Những cơ đau quặn thắt ở vùng bụng xuất hiện thường xuyên nhất là vào ban đêm 

– Luôn có cảm giác chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi

– Mẹ bầu gầy, sút cân nhanh mặc dù thai nhi đang lớn lên 

– Phân lẫn máu: Tuy ít gặp nhưng đây là dấu hiệu dau dạ dày đã chuyển biến trầm trọng, mẹ bầu đã bị xuất huyết dạ dày

4. Một vài mẹo để cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai

Dưới đây là một số mẹo nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày giúp mẹ bầu cải thiện đáng kể tình trạng đau dạ dày: 

4.1 Thay đổi tư thế nằm ngủ có thể giảm thiểu đau dạ dày khi mang thai

Một trong những tư thế nằm ngủ được bác sĩ khuyến khích khi mẹ bầu đau dạ dày là nằm nghiêng bên trái nhiều hơn. Tư thế này kết hợp với việc kê đầu và chân sẽ giúp máu huyết lưu thông, giảm tình trạng axit bị trào ngược, giảm cảm giác khó chịu khi cơn đau xuất hiện. 

4.2 Có chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh hàng ngày

– Hạn chế ăn thực phẩm quá mặn, nhiều dầu mỡ, thức ăn có vị chua cay 

– Không nên uống rượu bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga 

– Bổ sung vitamin và các nguồn dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé bằng việc ăn trái cây, rau xanh, hải sản, ngũ cốc,… 

– Thực hiện ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với định lượng thức ăn vừa đủ để tránh cho dạ dày làm việc quá sức một lúc

– Nên ăn trước ít nhất 3h trước khi ngủ và ngồi thẳng trong khi ăn sẽ không gây tổn thương đến dạ dày

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng bằng tập yoga hoặc đi bộ để giúp cơ thể dẻo dai, thúc đẩy hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm hơn những gì mẹ nghĩ  

>>>>>Xem thêm: Chỉ số CA 15 – 3 là gì?

Bài tập yoga có vai trò thúc đẩy hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. mẹ bầu

4.3 Áp dụng một số bài thuốc dân gian 

– Mật ong pha với bột nghệ: Là công thức chữa đau dạ dày được áp dụng phổ biến nhất. Nghệ có khả năng trung hòa dịch vị, tái tạo niêm mạc ở ổ viêm loét còn mật ong có tác dụng chống viêm và thúc đẩy hệ tiêu hóa. 

– Trà gừng: có tác dụng giảm nhanh cảm giác buồn nôn,hạn chế tình trạng ợ chua, đau dạ dày.

– Nước nha đam hoặc nước bắp cải: Đây là loại thực phẩm khả năng trung hòa dịch vị, giảm tình trạng dạ dày co bóp quá mức và hạn chế cơn đau phát sinh, bảo vệ và phục hồi niêm mạc bị viêm loét.

Hiệu quả của phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng và tùy theo cơ địa của từng người.

Các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị đau dạ dày vì rất dễ xảy ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Trong trường hợp cơn đau xuất hiện liên tục với cường độ mạnh, hiện tượng ra máu, nôn mửa nhiều, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,… thì cần đưa ngay mẹ bầu đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *